Y Học Cổ Truyền Hà Nội

Y Học Cổ Truyền Hà Nội

© 2024 Bản quyền các bài viết thuộc tập đoàn Hello Health Group. Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 529/GP-BTTTT, HN ngày 03/12/2019.

Review ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Đông Y có đang lạc tông giữa dòng chảy thời đại?

Là một ngành y học truyền thống ra đời và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử từ xa xưa, tuy nhiên dưới những phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng như Tây y, y học cổ truyền cần có những bước đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của xã hội, để không lạc tông và thụt lùi với những tiến bộ của thời đại. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ hơn về ngành đào tạo này tại Đại học Y Hà Nội – HMU nhé!

Giới thiệu về ngành Y học cổ truyền

Ngành y học cổ truyền (còn có thể gọi là Đông y) có xuất phát từ Trung Quốc. Y học cổ truyền hướng tới nghiên cứu, điều chỉnh sự cân bằng trong cơ thể để điều trị cho người bệnh. Phương pháp chẩn đoán, điều trị của Y học cổ truyền thường là châm cứu, dưỡng sinh, dược học cổ truyền, bệnh học,…

Ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội (HMU) hướng tới giảng dạy cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về y học hiện đại, cũng như y học cổ truyền phương Đông, từ đó tiếp thu, kế thừa, phát triển và sáng tạo trong phòng, chữa bệnh bằng y học cổ truyền Việt Nam, đồng thời kết hợp với những thành tựu của y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Hướng đi nào cho sinh viên sau tốt nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội được cấp bằng Bác sĩ Y học cổ truyền, các em có thể công tác tại khoa Y học cổ truyền của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập.

Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học lên những bậc học cao hơn, tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại có cơ sở giáo dục về lĩnh vực Y học cổ truyền.

Thông qua bài viết “Review ngành Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Đông Y có đang lạc tông giữa dòng chảy thời đại?”, hy vọng các em đã hiểu hơn về chuyên ngành Y học cổ truyền tại HMU và đưa ra những lựa chọn sáng suốt về nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tháng thanh xuân.

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC CẦN ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

NGÀNH/ NGHỀ: Y SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

(Ban hành kèm theo Quyết định       /QĐ-CĐYTHN ngày       tháng      năm 2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội)

1. Giới thiệu chung về ngành nghề

Y học cổ truyền trình độ trung cấp là nghề đào tạo dựa trên nền tảng của triết học và những kiến thức y học đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều thế hệ y gia phương đông, được các danh y trong nước lưu truyền và phát triển đến nay, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Y học cổ truyền chẩn bệnh bằng các phương pháp: vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang. Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác và Tuệ Tĩnh.

Các y sĩ hệ trung cấp ngành y học cổ truyền được cung cấp về kiến thức cơ bản y học cổ truyền nhằm hình thành khả năng sử dụng các phương pháp này để có thể thực hiện được các công việc thăm khám, chẩn đoán một số bệnh thông thường cho bệnh nhân và hỗ trợ, thực hiện y lệnh của bác sĩ y học cổ truyền trong công tác điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền của các bệnh viện đa khoa, các phòng khám, trạm xá, hội đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền tư nhân bằng phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam – Bắc, châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, dưỡng sinh. Ngoài ra còn tham gia công việc bào chế, kinh doanh dược liệu các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu và kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền…

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.650 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

Đối tượng: tốt nghiệp phổ thông trung học.

- Trình bày đúng cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người;

- Trình bày và giải thích được công dụng của các loại dược liệu thường dùng, một số bài thuốc y học cổ truyền;

- Trình bày được các phương pháp bào chế dược liệu y học cổ truyền;

- Mô tả đúng hệ thống kinh lạc, trình bày được vị trí và tác dụng của các huyệt thường dùng, giải thích các nguyên tắc chọn huyệt trong điều trị;

- Trình bày được kỹ thuật châm, điện châm, kỹ thuật cứu và các thủ thuật bổ tả;

- Mô tả được các động tác xoa bóp tác động lên da, cơ, xương khớp và huyệt;

- Trình bày được tác dụng, chỉ định, chống chỉ định của xoa bóp để áp dụng phù hợp trong điều trị và phòng bệnh;

- Trình bày được các bước thăm khám và phát hiện được các triệu chứng y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng;

- Trình bày được các nguyên tắc đạo đức liên quan đến chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm pháp lý của nghề y.

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

- Giao tiếp được với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng, các đồng nghiệp trong đội ngũ y tế;

- Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành y học cổ truyền trong giao tiếp với đồng nghiệp;

- Phát hiện và báo cáo kịp thời những trường hợp cấp cứu thường gặp tại nơi làm việc;

- Thực hiện được các quy trình kỹ thuật châm, điện châm, cứu, trong điều trị một số bệnh thông thường;

- Thực hiện được kỹ thuật bào chế cơ bản của các loại dược liệu thông thường;

- Thực hành thành thạo các động tác xoa bóp, bấm huyệt để phòng và điều trị bệnh;

- Truyền đạt được các thông tin, ý tưởng, giải pháp cho các đồng nghiệp;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân trước nhóm và cấp trên;

- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất;

- Tuân thủ các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực y học cổ truyền và các quy trình kỹ thuật của ngành y;

- Chủ động xin ý kiến cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của mình;

- Thận trọng, tỉ mỉ, khoa học và đúng mực trong khi thực hiện nhiệm vụ.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền;

- Thực hành chuyên môn y học cổ truyền tại trạm y tế phường (xã).

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp ngành nghề y sỹ y học cổ truyền trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn.

- Người học sau khi tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phạm vi ngành nghề để nâng cao trình độ và học liên thông lên trình độ đại học trong cùng ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

Học gì khi đến với ngành Y học cổ truyền tại HMU?

Với thời gian đào tạo kéo dài 6 năm, bao gồm 234 tín chỉ, sinh viên được đào tạo các nội dung kiến thức cơ sở như: Chính trị (Nguyên lý Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng), Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, và các kiến thức chuyên môn về đào tạo Y khoa (Cơ sở, Tiền lâm sáng, Lâm sàng, Y học dược phẩm, Y tế công cộng), ngoài ra còn các học phần tốt nghiệp,…

Thông qua chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức phục vụ cho công tác tại các đơn vị sau khi tốt nghiệp, và rèn luyện một số kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như: