Ngày 21/5, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan báo chí về những vấn đề liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp như: Giá sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh; có hay không nhập khẩu ồ ạt sản phẩm chăn nuôi giá rẻ, kém chất lượng; công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều, sầu riêng; gỡ thẻ vàng IUU…
Bước 4: Thanh toán và trả hàng.
Quý khách hàng thực hiện thanh toán theo lộ trình đã thoả thuận với đơn vị vận chuyển
NHẬP KHẨU SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CÓ DỄ DÃI?
Làm rõ nguyên nhân khiến giá sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm mạnh thời gian qua, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết là do tổ chức sản xuất thiếu gắn kết với thị trường, thiếu thông tin về định hướng thị trường và quan hệ cung cầu; hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi chưa chủ động cũng như tích hợp được giá trị sản phẩm.
Bên cạnh đó “độ mở” của thị trường là rất lớn. Chăn nuôi an toàn sinh học chưa đồng bộ và triệt để; giá thành sản phẩm chăn nuôi vẫn khá cao, chuỗi cung ứng từ trang trại đến sơ chế, chế biến giết mổ đến người tiêu dùng còn nhiều bất cập.
Liên quan đến phản ánh của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm và các doanh nghiệp chăn nuôi, cho rằng việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi quá dễ dãi, không kiểm soát về chất lượng, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Cục Thú y đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu.
"Chúng ta là thành viên của WTO, cho nên những sản phẩm nhập khẩu cũng không có phân biệt đối xử. Ví dụ như hiện nay gà của Việt Nam sau một thời gian đẻ trứng thì vẫn được đưa vào làm thực phẩm cho người Việt Nam dùng. Do đó, khi đàm phán chúng ta cũng không thể nói rằng là gà loại thải không sử dụng tại Việt Nam".
Bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y.
Cụ thể hơn, bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y, thông tin rằng từ đầu năm đến nay đã có khoảng 4 nghìn tấn chân gà, hơn 400 tấn giống gà, vịt được nhập khẩu...
"Một sản phẩm thịt hoặc phụ phẩm nhập khẩu có mặt trên thị trường Việt Nam phải tuân thủ 5 bước và trải qua quy trình đàm phán tối thiểu từ 4 đến 5 năm, đây là quy trình chặt chẽ", bà Thủy khẳng định, đồng thời cho biết các lô thịt nhập khẩu về, Cục Thú y đều thẩm định hồ sơ về dịch bệnh cũng như là cả quá trình giám sát về an toàn thực phẩm tại nước xuất khẩu.
Liên quan đến việc thời gian qua có nhiều vụ chó dữ cắn chết người, gần nhất là vụ việc chó pitbull cắn chết người ở Bình Dương, nhiều chuyên gia và dư luận đã lên tiếng đề nghị cấm nuôi chó dữ, ông Dương Tất Thắng cho biết Luật Chăn nuôi và Luật Thú y có những quy định quản lý chặt chẽ. Quản lý từ địa phương, toàn bộ việc chăn nuôi chó đều được quản lý từ cơ sở. Nếu một con chó được nuôi trên địa bàn thì bắt buộc phải khai báo, tiêm phòng vaccine đầy đủ, rọ mõm khi ra đường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn xảy ra một số vấn đề.
“Với tình trạng xảy ra nhiều vụ việc chó dữ cắn người trong thời gian qua, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay Cục Chăn nuôi đang xây dựng một thông tư quản lý động vật khác, trong đó có chó mèo, để ban hành trong khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu 2024", ông Thắng thông tin.
CHUẨN BỊ MÙA VỤ XUẤT KHẨU VẢI THIỀU
Hiện vải thiều ở miền Bắc và một số loại trái cây trọng điểm đang sắp vào vụ thu hoạch, vấn đề tiêu thụ luôn được đặt ra. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ xuất khẩu quả vải đi các thi trường đến hiện tại đã chuẩn bị xong. Đối với thị trường Trung Quốc, trung bình hàng năm chúng ta xuất khẩu khoảng 80.000-120.000 tấn vải. Năm nay, công tác hướng dẫn người dân, HTX, doanh nghiệp các yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu vải thiều đi thị trường này đến hiện tại diễn ra rất thuận lợi.
Đối với thị trường Nhật Bản, năm nay, phía Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang giám sát trực tiếp tất cả các lô vải trước khi xuất khẩu sang thị trường này. Do đó, Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát và kiểm tra lại toàn bộ nhà máy xử lý tại các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương.
"Theo báo cáo của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, cuối tháng 5/.2023, thiết bị điều kế theo yêu cầu của Mỹ sẽ về đến Hà Nội, đơn vị sẽ tiến hành lắp đặt và đưa vào vận hành phục vụ công tác chiếu xạ. Nếu thuận lợi quả vải của Bắc Giang sẽ đưa xuống Hà Nội xử lý không phải đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh như trước đây".
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.
Đối với thị trường Austraylia, việc đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải xuất khẩu vào thị trường này hiện nay rất thuận lợi (vải vào thị trường này sử dụng phương pháp chiếu xạ) vì hiện tại nhà máy chiếu xạ của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đã có thể đảm đương được.
Đối với thị trường Mỹ, qua nhiều lần trao đổi, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo điều kiện để chúng ta có thêm 1 cơ sở chiếu xạ được công nhận đáp ứng yêu cầu của phía bạn là Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội.
Về vấn đề cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để các địa phương tự tổ chức thực hiện và chủ động trong vấn đề quy hoạch, xác định cây trồng, sản phẩm chủ lực nào cần cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, cũng như phục vụ tiêu thụ trong nước.
Về vấn đề tại sao các loại trái cây của Thái Lan xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nhiều hơn Việt Nam, ông Hoàng Trung thông tin trong 5 năm gần đây, tốc độ ký Nghị định thư với Trung Quốc của chúng ta ngang bằng, thậm chí còn nhanh hơn so với Thái Lan (những loại trái cây, sản phẩm chúng ta cần đàm phám chính thức để ký Nghị định thư).
Chủ trì buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng: "Thị trường và giá cả luôn bất ổn, phải quen dần với những điều này bởi theo cơ chế thị trường thì không bao giờ ổn định. Nền nông nghiệp với 50 triệu nông dân việc phục vụ sản xuất không chỉ chỉ đạo theo kiểu công văn mà làm sao phải sát với thực tế”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu các Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, phải phối hợp với Trung tâm chuyển đổi số của Bộ phải cập nhật bản thông tin trực quan hơn từ đó tạo thành thói quen người dân tiếp cận để chủ động sản xuất theo tín hiệu thị trường.
Cơn sốt xuất khẩu vải thiều từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản vẫn chưa bớt nóng, với sức tiêu thụ cực mạnh từ người tiêu dùng Nhật Bản – đây đang là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.
Bước 1: Kê khai hàng hóa vận chuyển.
Quý khách cần kê khai đầy đủ và chính xác các thông tin về lô hàng (số lượng, cân nặng, loại hàng, các lưu ý về quá trình bảo quản…) để có thể tiến hành xử lý và vận chuyển.
Việc xuất khẩu Vải thiều sang Nhật Bản, Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức vận chuyển hỏa tốc, vận chuyển thường hoặc vận chuyển siêu tiết kiệm.