Theo quy định Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi đi nhập ngũ gồm:
Tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 là gì?
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT- BYT-BQP, có những quy định cụ thể về cách phân loại sức khỏe dựa trên những căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm : Một là chỉ tiêu về thể lực chung: Bao gồm cân nặng, chiều cao, vòng ngực. Hai là Chỉ tiêu về mắt. Ba là chỉ tiêu về răng. Bốn là chỉ tiêu về tai, mũi, họng. Năm, Chỉ tiêu về tâm thần, thần kinh. Sáu là chỉ tiêu về nội khoa. Bảy là chỉ tiêu về da liễu. Cuối cùng là Chỉ tiêu về ngoại khoa.
Sự đánh giá 8 chỉ tiêu được nghi nhận trong phiếu khám sức khỏe, dựa trên cách cho điểm theo đánh giá của bác sỹ cho điểm từ 1 đến 6. Cụ thể cách cho điểm : Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sĩ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “điểm”.
– 1 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
– 2 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
– 3 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe khá.
– 4 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
– 5 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe kém.
– 6 điểm là chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, để phân loại tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể như sau:
– Sức khỏe loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1, có thể phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng
– Sức khỏe loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2, có thể phục vụ trong phần lớn các quân, binh chủng.
– Sức khỏe loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3, có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng.
– Sức khỏe loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4, có thể phục vụ hạn chế ở một số quân, binh chủng.
– Sức khỏe loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5, có thể làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên.
– Sức khỏe loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6, là loại sức khỏe được miễn làm nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên trong bài viết này Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm của mình về tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3.
+Về chỉ tiêu về thể lực, đối với nam thì chiều cao > 163 cm, cân nặng > 51 kg, vòng ngực > 81 cm. Đối với nữ thì chỉ số chiều cao > 154 cm, cân nặng > 48 kg.
+ Chỉ tiêu về mắt:Thị lực mắt đối với trường hợp không đeo kính là: mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt là 19/10.
+ Chỉ tiêu về răng :Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn);không có răng sâu; không mắc các bệnh về lời như : viêm lợi; viêm quanh răng; viêm tủy, viêm tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng; bị các biến chứng về răng khôn; viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi; viêm tuyến nước bọt; viêm hàm gãy; khe hở môi, khe hở vòm miệng; bệnh lý và u vùng mặt…
+ Chỉ tiêu về tai, mũi, họng: Sức nghe (đo bằng tiếng nói thường): một bên tai 5m – tai bên kia 5m; không mắc các bệnh về tai như Hẹp, dị dạng, rách, méo vành tai và ống tai ngoài; Viêm tai ngoài cấp tính; Viêm tai ngoài mạn tính; Viêm tai giữa cấp tính; Viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính có thủng màng nhĩ, có chảy chất nhầy hoặc mủ, thủng ở vị trí; không bị rối loạn hô hấp và phát âm, không viêm họng cấp tính, viêm…
+ Chỉ tiêu về tâm thần, thần kinh: Không mắc các bệnh như nhức đầu thành cơn; suy nhược thần kinh; động kinh; liệt thần kinh ngoại vi; di chứng tổn thương sọ não, tủy sống; đau rễ thần kinh và các đám rối thần kinh ( đám rối cổ, thắt lưng, cánh tay). Các bệnh tâm thần như thiểu năng; loạn tâm thần phản ứng; các trạng thái hoang tưởng và loạn thần không đặc hiệu; tâm thần phân liệt; loạn thần do rượu, nghiện ma túy, loạn thần do thuốc; loạn thần cảm xúc; rối loạn nhân cách; loạn thần liên quan đến tổn thương sọ não; loạn thần do chấn thương…
+ Chỉ tiêu về nội khoa: Không mắc các Các bệnh về thực quản như viêm thực quản cấp., các bệnh về dạ dày, tá tràng như viêm dạ dày cấp; viêm loét dạ dày, tá tràng mãn tính, tá tràng chưa hoặc đã có biến chứng; ung thư dạ dày. Các bệnh về ruột non như thủng ruột non cho các nguyên nhân phải mổ; viêm ruột thừa; các đường mổ bụng thăm dò không can thiệp vào nội tạng; các đường nội soi qua thành bụng, không can thiệp nội tạng trong ổ bụng đã lành sẹo; bệnh đại, trực tràng, bệnh về gan như viêm gan cấp; viêm gan mãn tính; sơ gan; nang gan; sỏi trong gan; bệnh mật, túi mật; tụy. Không mắc các bệnh về hô hấp: Các bệnh phế quản; Các bệnh màng phổi; bệnh lao phổi; các bệnh về tim mạch như bệnh tăng huyết áp; rối loạn dẫn truyền và nhịp tim; bệnh tim bẩm sinh; bệnh van tim; viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; suy tim…
+ Chỉ tiêu về da liễu: đối với các tật bẩm sinh ở da, bớt các loại tuy nhiên diện tích dưới 3 cm2, không ở vùng mặt – cổ. Không mắc các bệnh nấm da, nấm bẹn; nấm móng; nấm kẽ; lang ben; nấm tóc, rụng tóc do các nguyên nhân; ghẻ; viêm da dị ứng; bệnh da bọng nước; bệnh da có vảy; bệnh rối loạn sắc tố;
+ Chỉ tiêu về ngoại khoa: Không mắc bệnh trĩ, bệnh về khớp, dính kẽ ngón chân, ngón tay; mất ngón chân, ngón tay; co rút ngón tay, ngón chân; bị chấn thương; sai khớp xương; gãy xương; hai chân vòng kiềng chữ O, chữ X, cong gù cột sống.
+ Chỉ tiêu về mắt : Trường hợp bị cận thị dưới -1,5 D được đánh giá là 2 điểm áp dụng theo Phụ lục I Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự).
Thủ tục khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự:
Gửi Luật Sư. Em tên Nguyễn Xuân Trường, hiện nay 23 tuổi đã tốt nghiệp đại học. Trước đây em mắc bệnh viêm tai giữa, có thủng màng nhĩ (tai trái), đã mổ và điều trị. Hiện tại em nhận được giấy tham gia khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng em không còn giữ hồ sơ bệnh án trước đây. Vậy em sẽ được khai báo và khám ngay khi tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hay phải đến bệnh viện tiến hành khám và lập hồ sơ về bệnh án và nộp lại cho bộ phận khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự? Cảm ơn luật sư!
Căn cứ Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định trên để xác định một công dân có đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự hay không sẽ dựa vào kết luận của Hội đống khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, không phụ thuộc vào kết luận hay hồ sơ bệnh án của cơ sở y tế có thẩm quyền khác.
Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây, bạn mắc bệnh viêm tai giữa, có thủng màng nhĩ (tai trái), đã mổ và điều trị, nay bạn nhận được giấy gọi đi khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng bạn không còn giữ hồ sơ bệnh án trước đây, như vậy khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bạn sẽ khai báo với Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để xem xét và phát hiện tình trạng bệnh, tiền sử,… sau đó tiến hành khám sức khỏe.
Thời gian tổ chức khám sức khoẻ, tiêu chuẩn sức khoẻ tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025?
Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên - Cổng thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật https://pbgdplthainguyen.gov.vn/uploads/botuphap.png
Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ:
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về phiếu khám sức khỏe và giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ như sau:
Thứ nhất, về phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự:
1. Nội dung phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Phần I – Sơ yếu lý lịch và tiền sử bệnh tật:
– Phần sơ yếu lý lịch do Ban chỉ huy quân sự xã ghi;
– Tiền sử bệnh tật: do Trạm y tế xã ghi và chịu trách nhiệm.
Phần II – Khám sức khỏe: do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện ghi ở nửa bên trái và Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị quân đội ghi ở nửa bên phải.
2. Quản lý phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
– Khi chưa nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý;
– Khi công dân nhập ngũ, phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự được giao cho đơn vị nhận quân, quản lý tại quân y tuyến trung đoàn và tương đương;
– Ra quân, bàn giao lại Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý.
3. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự chỉ có giá trị khi:
– Viết bằng bút mực hoặc bút bi, không được viết bằng bút chì;
– Chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt;
– Ghi đầy đủ các nội dung quy định trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
– Không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có kết luận về tình trạng sức khỏe, trừ trường hợp có diễn biến đặc biệt về sức khỏe.
Thứ hai, về giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ:
– Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện.
– Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân.
– Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại.
– Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (địa phương giao quân theo Mẫu 4a, 4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c).
– Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết:
+) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
+) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới).
– Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương
+) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt.
+) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị.
+) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 – 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe.