1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì?
Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, đó là:
Trong đó có 10 quốc gia là thành viên chính thức của Tổ chức ASEAN và quốc gia còn lại là quan sát viên của tổ chức này (Đông Timor).
Thủ đô của 11 nước Đông Nam Á gồm có như sau:
Kuala Lumpur và Putrajaya (thủ đô hành chính)
Các nước ở khu vực Đông Nam Á gồm có các nước nào? Thủ đô của các nước ở khu vực Đông Nam Á là gì? (Hình từ internet)
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng gồm có như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Các cuộc tấn công này giả mạo các thương hiệu thương mại điện tử (TMĐT), ngân hàng và ứng dụng thanh toán, với mục tiêu đánh cắp thông tin đăng nhập và các dữ liệu nhạy cảm khác.
Hình thức tấn công lừa đảo tài chính đang gia tăng nhanh chóng khi tội phạm mạng không ngừng nâng cao thủ đoạn, điều chỉnh chiến thuật lừa đảo trở nên tinh vi hơn. Số cuộc tấn công đã tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng này có thể lý giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và việc tội phạm mạng ngày càng tận dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa. Qua đó tạo ra các nội dung lừa đảo tinh vi, đồng thời nhắm mục tiêu hiệu quả hơn.
Ông Adrian Hia, giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Kaspersky cho biết: “Số nạn nhân đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, do việc sử dụng ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ tài chính số ngày càng phổ biến. Các chuyên gia của Kaspersky cho rằng sự gia tăng này không phải do người dùng mất cảnh giác mà xuất phát từ thực trạng tội phạm mạng đang ngày càng táo bạo hơn trong việc tìm cách đánh cắp tiền, dữ liệu người dùng, bao gồm thông tin từ các thiết bị của công ty”.
Lừa đảo tài chính là hình thức lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính liên quan tới mạo danh các tổ chức tài chính, hệ thống thanh toán và các nền tảng thương mại điện tử.
Thông qua hình thức lừa đảo tài chính, kẻ tấn công dụ dỗ nạn nhân tiết lộ thông tin cá nhân và có giá trị, như thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… hoặc dữ liệu cá nhân và công ty được lưu trữ trong các tài khoản này.
Tội phạm mạng sử dụng nhiều chiêu trò tấn công phi kỹ thuật (social engineering) tinh vi, giả danh các tổ chức tài chính để lừa gạt, đe dọa và ép buộc nạn nhân. Trong một số trường hợp, kẻ lừa đảo còn mạo danh các tổ chức từ thiện để dụ dỗ nạn nhân quyên góp vào quỹ giả mạo.
Thái Lan là quốc gia ghi nhận số vụ tấn công lừa đảo tài chính cao nhất với 141.258 vụ, tiếp theo là Indonesia với 48.439 trường hợp. Con số này ở Việt Nam là 40.102 vụ, trong khi Malaysia ghi nhận 38.056 cuộc tấn công lừa đảo liên quan đến các vấn đề tài chính.
Singapore và Philippines là hai quốc gia ghi nhận số vụ tấn công này ít nhất, lần lượt là 28.591 và 26.080 vụ. Trong khi đó, Thái Lan và Singapore đều ghi nhận mức tăng cao nhất, lần lượt là 582% và 406% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Adrian Hia cho biết thêm: “Các vụ lừa đảo tài chính sẽ tiếp tục gia tăng trong khu vực, với mục tiêu chính là các ngành như ngân hàng, bảo hiểm và TMĐT. Ngoài việc sử dụng email lừa đảo truyền thống, tội phạm mạng cũng sẽ tiếp tục khai thác mạng xã hội và các nền tảng nhắn tin để phát tán đường dẫn lừa đảo, trang và ứng dụng giả mạo".
Khi công nghệ deepfake ngày càng phổ biến, ông Adrian Hia cho biết các video và tin nhắn giả mạo cũng sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi và trở nên khó phát hiện hơn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao an ninh bằng cách triển khai các giải pháp bảo mật mạnh mẽ, áp dụng các phương pháp thực tiến và đào tạo nhân viên nâng cao nhận thức về các mối đe dọa mạng cũng như cách chủ động bảo vệ bản thân và tổ chức./.
Xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Như vậy, hiện nay người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á có thể thông qua 03 hình thức như sau:
(1) Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(2) Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
(3) Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.