1. Khởi động xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics
kết quả nổi bật của thành phố Hải Phòng trong năm 2023
1. Tổ chức thành công Sơ kết giữa nhiệm kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ 16 Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025
Mặc dù nhận định, đánh giá và dự báo việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội là rất khó khăn và đầy thách thức nhưng Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã thảo luận, nhất quán quan điểm, quyết tâm phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu theo Nghị quyết; đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó lựa chọn 29 nhiệm vụ cấp thiết, trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến hết nhiệm kỳ.
2. Công tác xây dựng Đảng, hoạt động của hệ thống chính trị có nhiều nét đổi mới
Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố tiếp tục duy trì sự ổn định; tinh thần đoàn kết, nhất trí được lan tỏa sâu rộng; phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trong quyết định những vấn đề lớn và quan trọng của thành phố.
Phương thức lãnh đạo của Đảng được chú trọng đổi mới theo hướng đồng bộ, đúng vai, đúng việc, phát huy vai trò của người được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Đã kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền, bước đầu thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng.
Công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được kết quả toàn diện nhiều lĩnh vực. Công tác cán bộ được thực hiện dân chủ, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm sự ổn định của hệ thống. Quyết liệt chỉ đạo xây dựng Chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để thống nhất triển khai trong toàn Đảng bộ thành phố.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp luôn bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy, phát huy tinh thần khối đại đoàn đoàn kết toàn dân. Từ đó góp phần quan trọng tạo nền tảng thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị; củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố.
3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển của thành phố trong tương lai.
Ngày 30/03/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 323/QĐTTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; ngày 02/12/2023 ban hành Quyết định số 1516/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là những căn cứ pháp lý và là cơ sở quan trọng để Hải Phòng tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong lộ trình thực hiện thành công Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4. Hải Phòng tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước về phát triển kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2023 đạt 10,34%, Hải Phòng đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao và là năm thứ 9 liên tiếp thành phố giữ vững tăng trưởng ở mức 2 con số.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 103.000 tỷ đồng và tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, có số thu trên 100.000 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt kế hoạch đề ra 42.500 tỷ đồng.
Thu hút khách du lịch đạt 7,9 triệu lượt khách, vượt trên 8% kế hoạch năm đề ra với nhiều sản phẩm du lịch mới, sáng tạo.
5. Ghi dấu thành công trong công tác xúc tiến hợp tác đầu tư tại nước ngoài
Các đoàn công tác do đồng chí Bí thư Thành ủy và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu với nhiều hoạt động tích cực xúc tiến hợp tác đầu tư tại nước ngoài đã mang lại một năm thành công trong thu hút vốn FDI. Nhiều dự án lên tới hàng tỷ USD ngay sau các chuyến công tác đã được ký kết bởi các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc; mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư mới với các đối tác đến từ Hoa Kỳ.
Đặc biệt, trong bức tranh kinh tế thành phố 2023,Hải Phòng ước tính thu hút được 3,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, đưa Hải Phòng tiếp tục giữ vững vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút vốn FDI, là một minh chứng cho hiệu quả của công tác đối ngoại.
6. Tăng cường nguồn lực đầu tư chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới và thực hiện chuyển đổi số
Năm 2023, thành phố tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cho công tác chỉnh trang đô thị. 17 dự án đã được phê duyệt mới và điều chỉnh chủ trương đầu tư với mức kinh phí trên 97.000 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công và vốn ngoài ngân sách để thực hiện chỉnh trang đô thị tại các vườn hoa, công viên, hè phố; xây dựng các dự án khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị tại các quận, huyện: Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy,… Tiếp tục triển khai xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên và thành lập đơn vị hành chính quận tại huyện An Dương.
Trong năm, thành phố chứng kiến nhiều công trình trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội được khởi công xây dựng: Công trình Trung tâm Chính trị-Hành chính,Trung tâm Hội nghị-Biểu diễn thành phố cùng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tại Khu đô thị Bắc sông Cấm; cầu Lại Xuân và cải tạo, mở rộng đường tỉnh 352 nối huyện Thủy Nguyên với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Dự án xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng-Máng Nước-Quốc lộ 5; Dự án đường Đỗ Mười kéo dài đến đường trực VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận… cùng với nhiều dự án, công trình quy mô khác, tổng kinh phí lên tới hơn 20.000 tỷ đồng. Tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện các thủ tục và tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, đặc biệt là các bến cảng tại Cảng cửa ngõ quốc tế ở Lạch Huyện, cầu Bến Rừng sang Quảng Ninh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và An Lão.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đã có thêm 2 huyện là An Lão và Vĩnh Bảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay có 7/8 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 47 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, 75 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Kinh phí thành phố bố trí cho 35 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 gần 3.300 tỷ đồng.
Đặc biệt, Hải Phòng là địa phương đầu tiên ứng dụng mạng 5G cho cảng biển, nhà máy thông minh và nằm trong tốp các địa phương đầu tiên trên toàn quốc ban hành bộ tiêu chí văn hóa số.
7. Thành phố dẫn đầu cả nước về thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
Ngay sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, thành phố Hải Phòng khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể; đã khởi công một loạt dự án nhà ở xã hội quy mô lớn, như: Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên; Dự án nhà ở xã hội tại số 384 đường Lê Thánh Tông; Dự án nhà ở xã hội số 39 phố Lương Khánh Thiện; Dự án khu nhà ở công nhân của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam; Dự án nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị-dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ…
Đặc biệt, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành riêng một Nghị quyết về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố đến năm 2030, là dấu ấn về sự đổi mới trong tư duy xây dựng Nghị quyết của Đảng. Với quyết tâm cùng nhiều chính sách vượt trội, Hải Phòng đã và đang là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội, quyết tâm phấn đấu vượt chỉ tiêu 33.500 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
8. Hải Phòng, bừng sáng miền di sản
Kỳ họp thứ 45 ngày 16/9/2023 của Ủy ban Di sản thế giới tại A-rập Xê-út (Saudi Arabia), UNESCO đã ghi danh Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam.
Sự kiện này đánh dấu kết quả hành trình 12 năm với những nỗ lực và quyết tâm cao của thành phố Hải Phòng trong việc thực hiện đề cử di sản thế giới đối với danh thắng quần đảo Cát Bà. Thành công này cũng cho thấy nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phối hợp quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới của 2 trọng điểm du lịch tại miền Bắc.
Năm 2023, thành phố đang đề xuất thêm 3 bảo vật trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận là bảo vật quốc gia gồm: Bình đồng, Liễn gốm hoa nâu có nắp và Lư hương gốm men lam xám, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng; dự kiến đến tháng 01/2024 sẽ được công nhận, nâng tổng số bảo vật quốc gia của Hải Phòng lên 21 bảo vật, đứng trong tốp đầu cả nước về số bảo vật quốc gia được công nhận.
9. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội có nhiều nét nổi bật, tiếp tục đứng trong tốp đầu cả nước
Với thành công của 4 ca ghép thận, 2 ca ghép giác mạc trong năm 2023 đã đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển mới của ngành y tế thành phố.
Hải Phòng tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo với nhiều giải quốc gia và giải quốc tế; đạt 1 huy chương Vàng môn Toán học, 2 huy chương Bạc môn Toán học và Vật lý trong các kỳ thi Olympic quốc tế, góp phần vào thành tích 25 năm thành phố có học sinh đạt giải quốc tế.
Các lĩnh vực văn hóa, thể thao đạt nhiều kết quả quan trọng, ghi dấu với nhiều sự kiện có quy mô lớn được tổ chức tại thành phố. Tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19, lần đầu tiên trong lịch sử môn Bắn súng, Hải Phòng giành 1 huy chương Vàng và 1 huy chương Đồng.
10. Tiềm lực quốc phòng-an ninh được tăng cường; an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; khu vực biên giới, biển đảo được giữ vững
Năm 2023, thành phố đã cơ bản hoàn thành xây dựng khu vực phòng thủ quận, huyện; tổ chức thành công Diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó với siêu bão và tìm kiếm cứu nạn với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với gần 3.900 người tham gia diễn tập, 470 phương tiện các loại được huy động, góp phần quan trọng củng cố, tăng cường tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố.
Lực lượng vũ trang thành phố duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc địa bàn, không để xảy ra điểm nóng, những tình huống bất ngờ, bảo đảm vững chắc cho thành quả phát triển kinh tế-xã hội, an toàn và bình yên cuộc sống của nhân dân./.
Ngày 6/12, Hội đồng bình chọn 10 sự kiện nổi bật của tỉnh tổ chức họp bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của tỉnh Vĩnh Long.
Trên cơ sở 14 sự kiện được giới thiệu, đề cử, các đại biểu đã phân tích, cho ý kiến nội dung từng sự kiện nổi bật trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng- an ninh, văn hóa- xã hội.
Theo đó, một số sự kiện nổi bật như: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2024- 2029 và Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV; Festival Gạch Gốm đỏ- Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ I năm 2024 được tổ chức thành công; Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD; Các môn thể thao thế mạnh tỉnh Vĩnh Long tiếp tục khẳng định thành tích cao trên đấu trường quốc gia, quốc tế…
Bà Nguyễn Thị Minh Trang- Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng lưu ý cần biên tập lại tên sự kiện, bổ sung một số sự kiện và nội dung thuyết minh, sắp xếp thứ tự sự kiện để làm nổi bật sự kiện. Hội đồng sẽ trình kết quả thẩm định đến Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xem xét thống nhất trước khi trình UBND tỉnh ban hành quyết định công bố.