Mã ngành 3250 Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng mới nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 3250, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng ” của Tư Vấn DNL để hiểu rõ hơn
Nhiệm vụ của DNL khi bổ sung ngành kinh doanh
– Tư vấn miễn phí, soạn thảo hồ sơ ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định.
– Đại diện khách hàng đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư để nộp hồ sơ.
– Thời gian thay đổi giấy phép kinh doanh từ 03 – 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
– Trả kết quả thay đổi giấy ngành nghề kinh doanh tận nơi cho khách hàng
Một số lưu ý khi chọn Mã ngành 3250 Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng
Sản xuất các dụng cụ và đồ đạc thí nghiệm, dụng cụ y tế và phẫu thuật, các thiết bị và dụng cụphẫu thuật, thiết bị nha khoa, thuật chỉnh răng, răng giả và các dụng cụ chỉnh răng, dụng cụchỉnh hình và phục hồi chức năng.
Loại trừ: Sản xuất xe lăn được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyếttật).
32501: Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa
– Sản xuất chất hàn răng và bột xi măng hàn răng (trừ chất dính răng giả hoặc bột hàn răng giả),sáp nha khoa và điều chế bột thạch cao nha khoa khác;
– Sản xuất lò thí nghiệm nha khoa;
– Sản xuất máy làm sạch siêu âm trong phòng thí nghiệm;
– Sản xuất máy khử trùng trong phòng thí nghiệm, máy li tâm phòng thí nghiệm;
– Sản xuất dụng cụ y tế, nha khoa, phẫu thuật hoặc thú y, như:
+ Giường bệnh với các thiết bị kèm theo,
– Sản xuất mảng và đinh vít cho xương, ống tiêm, kim tiêm, ống thông đường tiểu, ống thôngdò…
– Sản xuất dụng cụ nha khoa bao gồm cả ghế nha khoa có kèm các thiết bị nha khoa;
– Sản xuất răng, sống mũi… nhân tạo được làm từ thí nghiệm nha khoa;
– Dụng cụ chỉnh răng, kính mắt, kính râm, thấu kính, thấu kính hội tụ, bảo vệ mắt…
32502: Sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng
Nhóm này gồm:Sản xuất dụng cụ chỉnh hình như: Nạng, thắt lưng và băng giữ ngoại khoa, giấy và corset chỉnhhình, nẹp và những thiết bị bó xương khác, thiết bị giúp ích cho người bệnh ví dụ: Máy giúp chongười khuyết tật đi lại, máy nghe cho người điếc.
Sản xuất chân tay giả và các bộ phận giả khác của cơ thể…
Cam kết trong dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Tư Vấn DNL
– Sẽ không phát sinh những chi phí liên quan khác
– Hỗ trợ tư vấn ngành nghề miễn phí, tận tình
– Cam kết đúng hẹn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
– Giao giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới miễn phí tận nhà.
– Khách hàng KHÔNG phải đi lên sở KH&ĐT cũng KHÔNG cần đi công chứng ủy quyền.
– Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
Ngoài dịch vụ bổ sung mã ngành nghề kinh doanh, Tư Vấn DNL còn cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng, thành lập địa điểm kinh doanh. Và cung cấp các dịch vụ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khác bao gồm: thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, đại diện pháp luật, thay đổi vốn điều lệ (tăng, giảm vốn hoặc thay đổi cơ cấu góp vốn), chuyển loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên công ty,…
Trên đây là chia sẻ về Mã ngành 3250 Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng mới nhất của Tư Vấn DNL, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Mã ngành Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc cần bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn vui lòng để lại câu hỏi ở khung bình luận bên dưới hoặc liên hệ Tư Vấn DNL để được hỗ trợ.
Thủ tục để kinh doanh trang thiết bị y tế
Đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Hợp tác kinh doanh thiết bị y tế
Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế
Khẩu trang có phải thiết bị y tế không
Kinh doanh thiết bị y tế gia đình
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế là thủ tục bắt buộc khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế. Vậy khi thực hiện bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế cần điều kiện gì và hồ sơ gì ? Luật P&P xin gửi tới quý vị bài viết về thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế với nội dung như sau:
Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế là gì ?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là việc doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình về một ngành mới, lĩnh vực mới nhưng lại chưa có trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc mở rộng hoạt động này dẫn đến doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thêm mã ngành nghề hoạt động trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế là những công việc mà doanh nghiệp phải làm theo quy định của pháp luật để thêm mã ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế vào trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi bổ sung được ngành nghề kinh doanh rồi thì doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động được những ngành nghề này.
Tại sao khi kinh doanh phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế ?
- Nhiều doanh nghiệp hỏi là nếu công ty chúng tôi có bổ sung ngành nghề mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có đúng quy định không ? Xin trả lời căn cứ quy định tại khoản 1 điều 31 Luật doanh nghiệp 2020:
"1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp."
--> Như vậy khi doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động ngành nghề kinh doanh nhất định thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo lên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
“ Vi phạm quy định về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
+ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh về việc bổ sung ngành nghề ”
Điều kiện để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế ?
Trước khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần lưu ý là phải xem các điều kiện căn bản như sau:
- Phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp để có thông tin căn bản về doanh nghiệp khi làm hồ sơ
- Ngành nghề kinh doanh có phải là ngành nghề có điều kiện không ? Nếu là có điều kiện thì điều kiện cụ thể là gì ? Xem doanh nghiệp mình có khả năng đáp ứng được điều kiện đó không ? Hiện nay thì không nhất thiết là khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó ngay lập tức mà hoàn toàn có thể bổ sung ngành nghề đó trước rồi sau xin các loại giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện với lĩnh vực tương ứng. Việc xem ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không nhằm mục đích là đánh giá năng lực công ty trước khi đăng ký --> Đối với ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế thì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và điều kiện cụ thể như nào được thể hiện như mục bên dưới.
- Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh đó phải được sự nhất trí và đồng ý của doanh nghiệp. Nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công ty còn nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì phải được sự đồng ý của Hội đồng thành viên còn nếu là công ty Cổ phần thì được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông công ty
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì cần phải xem xét ngành nghề kinh doanh này có điều kiện gì đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không hay người nước ngoài có bị cấm hay không ?
- Cuối cùng là phải có hồ sơ để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh hợp pháp và đầy đủ để gửi lên trên Sở Kế hoạch- Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Điều kiện để sản xuất trang thiết bị y tế là gì ?
- Điều kiện của người phụ trách chuyên môn:
+ Có trình độ từ cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc trình độ từ đại học chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược trở lên. Đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế, y, dược, hóa học hoặc sinh học;
+ Có thời gian công tác trực tiếp về kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các cơ sở trang thiết bị y tế từ 24 tháng trở lên;
+ Làm việc toàn thời gian tại cơ sở sản xuất. Việc phân công, bổ nhiệm người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất phải được thể hiện bằng văn bản.
- Điều kiện về quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế: Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng theo quy định
- Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
+ Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng sản xuất phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
+ Có thiết bị và quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng phù hợp với yêu cầu của loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất. Trường hợp không có thiết bị kiểm tra chất lượng thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
- Có kho tàng bảo quản đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau đây:
+ Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản;
+Bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm;
+ Đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.
- Có phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở sản xuất.
Thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế cần khớp mã ngành như nào ?
- Khi doanh nghiệp thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh sẽ áp mã ngành kinh tế quốc dân theo quy định tại về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Nhưng không phải ngành nghề kinh doanh nào cũng khớp được theo mã ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mà có những ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tìm các văn bản pháp luật liên quan quy định về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đó.
- Trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì doanh nghiệp lấy mã ngành nghề cấp 4 để thực hiện việc khớp mã ngành nghề vì khi doanh nghiệp vào trong đó tìm mã ngành nghề sẽ 5 cấp mã ngành là mã ngành cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5. Các mã này theo thứ tự đi từ khái quát đến chi tiết nên doanh nghiệp có thể tìm theo lĩnh vực nhưng khi làm hồ sơ và khi cơ quan nhà nước ra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì sẽ ghi nhận là mã ngành nghề cấp 4.
Hồ sơ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế cần những gì ?
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho cá nhân người đi nộp hồ sơ thực hiện công việc kèm theo Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã bổ sung ngành nghề kinh doanh đó
Sau khi bổ sung ngành nghề sả xuất trang thiết bị y tế xong có được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ?
Hiện nay khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới vì đối với danh sách ngành nghề kinh doanh hiện nay sẽ không được hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như trước kia nữa mà có danh sách ngành nghề kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp một bảng xác nhận ngành nghề có ghi nhận các ngành nghề kinh doanh công ty đăng ký.
Có thể bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế với những ngành nghề khác được không ?
Hiện nay Luật không hạn chế việc khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh chỉ được bổ sung bao nhiêu ngành nghề nên trong cùng một hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh cùng một lúc trong cùng một hồ sơ. Nhưng doanh nghiệp cũng tránh tình trạng là bổ sung quá nhiều ngành nghề kinh doanh thậm chí ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không bao giờ hoạt động đến vì lý do bảng mã ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và nhiều ngành nghề nên việc khớp quá nhiều ngành nghề kinh doanh sẽ dấn đến việc khi thẩm định hồ sơ trên Sở sẽ gây khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ và khi có thay đổi quy định về pháp luật doanh nghiệp lại phải cập nhật lại ngành nghề đó theo đúng quy định nên lúc đó lại thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
Không có mã ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế mà xuất hóa đơn có được không ?
- Trong trường hợp công ty chưa có mã ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện việc xuất hóa đơn cho lĩnh vực, ngành nghề đó thì doanh nghiệp bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Việc xuất hóa đơn thực ra là hành vi căn cứ xác minh rằng doanh nghiệp đã hoạt động về lĩnh vực ngành nghề đó nên nếu việc đã xuất hóa đơn nhưng lại không bổ sung ngành nghề kinh doanh chứng minh một điều là doanh nghiệp đã vi phạm với hành vi có thay đổi đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện việc đăng ký thay đổi.
- Mức phạt thì được quy định như đã nêu ở mục trên, Vi phạm quy định về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tếcó gì khác không ?
Công ty nước ngoài khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thì có khác biệt so với công ty có Vốn 100% Vốn Việt Nam với những lưu ý như sau: Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà đã có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đầu tư trước sau đó mới thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau. Còn nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng không có giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì chỉ cần xem xét nhà đầu tư nước ngoài có đáp ứng được điều kiện ngành nghề đó thông qua việc điều chỉnh thông báo đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Khi xem xét điều kiện về ngành nghề kinh doanh trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì không chỉ căn cứ vào mã ngành nghề theo quyết định về mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mà còn phải xem xét trong các văn bản khác về ràng buộc quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Khi thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế khách hàng cần chuẩn bị gì ?
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty đối với công ty Việt Nam còn nếu là công ty có giấy chứng nhận đầu tư thì cần có giấy chứng nhận đầu tư;
- Thông tin về ngành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến bổ sung ngành nghề;
- Những giấy tờ liên quan để chứng minh nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện nếu cơ quan nhà nước yêu cầu;
Công việc Luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
- Tiếp nhận thông tin từ khách liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
- Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh lên trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuấttrang thiết bị y tế
- Nhận và bàn giao kết quả sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục bổ sung ngành nghề sản xuất trang thiết bị y tế
Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608
Email: [email protected]
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tỉnh Đắk Lắk , ngày 15 tháng 09 năm 2021
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thành phố Hà Nội , ngày 09 tháng 06 năm 2017