Hai giờ đêm, mẹ tôi nhắn tin. Thường tôi không thích nhận tin nhắn vào lúc nửa đêm vì đa phần đều là tin không vui. Trộm vía, mẹ nhắn chị dâu tôi mới hạ sinh con đầu lòng. Gia đình tôi không nặng nề về tuổi tác nhưng mẹ tôi cũng vui mừng khi có cháu tuổi Rồng.
ÁP LỰC HỌC TẬP LÀ GÌ? 06 CÁCH VƯỢT QUA ÁP LỰC HỌC TẬP KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC
Trong hành trình học tập, áp lực học tập được coi là thách thức lớn nhất mà học sinh phải đối mặt, đặc biệt là khi quay lại trường học vào năm học mới sau một kì nghỉ hè. Áp lực học tập có thể được hiểu là trạng thái căng thẳng. Lo lắng, do những yêu cầu, kỳ vọng đặt ra. Đây có thể là sự kỳ vọng về điểm số của ba mẹ, sự cạnh tranh với bạn bè hay đến từ chính bản thân các bé với mục tiêu chính mình đặt ra.
Áp lực học tập không chỉ đơn giản là việc hoàn thành bài tập hay đạt điểm số cao trên lớp mà còn là nỗi lo lắng về tương lai, khả năng đạt được những thành tựu trong cuộc sống.
Khi bé quay lại trường học vào năm học mới, việc nhận diện và đối phó với áp lực học tập càng trở nên quan trọng bởi sự chuyển đổi của một khoảng thời gian dài vui chơi, nghỉ ngơi sang môi trường học tập nghiêm túc với các nhiệm vụ mỗi ngày có thể gây ra nhiều lo lắng cho học sinh. Các bé phải thích nghi với việc dậy sớm mỗi ngày, di chuyển đến trường, tham gia các lớp ngoại khóa và hoàn thành bài tập về nhà vào mỗi tối.
Nếu áp lực học tập khi quay lại trường học xảy ra và không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định. Hiệu quả học tập giảm sút, sức khỏe tinh thần và thể chất đi xuống, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, trong bài viết dưới đây, eTeacher sẽ cung cấp cho ba mẹ và bé về những dấu hiệu cho thấy con đang gặp áp lực trong học tập và bí quyết để vượt qua chúng. Mời ba mẹ và các em theo dõi!
Áp lực học tập khi quay lại trường học là tình trạng căng thẳng, lo âu mà học sinh cảm nhận khi phải đối mặt với những yêu cầu và kỳ vọng học tập từ bản thân, gia đình và xã hội. Sự chuyển đổi từ môi trường thoải mái trong kì nghỉ sang môi trường học tập nghiêm túc khiến bé phải đối diện với một lượng công việc mới. Làm bài tập về nhà, chuẩn bị cho các kỳ thi,… khiến bé bị căng thẳng, mất tự tin trong việc theo tiến độ học tập.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực học tập khi quay lại trường là kỳ vọng đến từ gia đình và xã hội. Nhiều gia đình có đòi hỏi cao về thành tích học tập, mong muốn con đạt điểm cao hoặc đỗ vào các trường danh tiếng. Áp lực này càng gia tăng khi bé bị cảm giác cạnh tranh với bạn bè chi phối, sự so sánh này dễ khiến học sinh cảm thấy bất an, lo lắng và tự đặt mình vài trạng thái căng thẳng.
Khối lượng bài vở quá tải cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng của bé. Khi quay lại trường sau một kỳ nghỉ dài bé phải đối mặt với sự gia tăng về khối lượng bài tập, dự án nhóm, tiếp thu kiến thức mới tạo ra sự căng thẳng khi bé phải hoàn thành hết chúng, đặc biệt khi không thể hoàn thành đúng hạn, bé sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi bị thầy cô trách phạt, bị điểm thấp, dẫn đến áp lực học tập khi quay lại trường sau khoảng thời gian vui chơi trong kỳ nghỉ hè.
Khi khối lượng bài vở nhiều mà bé không biết quản lý thời gian sẽ càng làm cho áp lực học tập trở nên kinh khủng hơn. Nhưng sự thật là đa số học sinh đều chưa biết cách để quản lý thời gian hiệu quả, điều này thường dẫn đến tình trạng trì hoãn, làm việc vào giờ chót và căng thẳng do không đủ thời gian hoàn thành công việc.
Cuối cùng, sự thay đổi về môi trường cũng góp phần làm gia tăng áp lực học tập khi quay lại trường của bé. Khi bé quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè, lên một cấp học mới hay học theo phương pháp giảng dạy của một giáo viên mới khiến bé phải cố gắng để thích nghi, theo kịp tiến độ.
Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của áp lực học tập là những vấn đề về thể chất. Học sinh có thể gặp tính trạng mất ngủ do căng thẳng kéo dài, suy nghĩ quá nhiều về bài tập, kì thi hoặc những kỳ vọng cao của gia đình và xã hội. Mất ngủ làm giảm sức đề kháng, khiến học sinh mệt mỏi, kiệt sức và khó tập trung học tập. Bên cạnh đó, áp lực học tập còn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên do sự căng thẳng tích tụ trong cơ thể.
Về mặt tâm lý, áp lực học tập khi quay lại trường học gây ra cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài vì học sinh thường cảm thấy lo lắng về khả năng đạt được những mục tiêu học tập của mình hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ. Cảm giác này làm các bé không còn tự tin, nghi ngờ khả năng của bản thân.
Khi áp lực tăng cao, bé sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tình hình học tập. Nếu không được can thiệp và có giải pháp kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay lo âu mãn tính.
Áp lực học tập khi quay lại trường học cũng được thể hiện qua những thay đổi trong hành vi của học sinh. Một trong những dầu hiệu phổ biến mà ba mẹ có thể nhận ra là trốn tránh nhiệm vụ. Bé có thể bỏ qua không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc trốn tránh cả những buổi học trên lớp. Sự trốn tránh này dần dần sẽ làm giảm sút hiệu quả học tập, càng tạo ra sự tụt lùi của bé so với bạn bè, việc học lúc này đối với bé là nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết.
3.1. Lập kế hoạch học tập hợp lý
Việc lập kế hoạch học tập hợp lý là một bí quyết quan trọng để bé vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Để làm điều này học sinh cần biết cách phân chia thời gian một cách hiệu quả và khoa học. Bước đầu tiên là xác định rõ nhiệm vụ cần hoàn thành từ bài tập về nhà, các dự án nhóm hay ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ. Sau đó, bé nên lập danh sách nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và thời hạn để hoàn thành nó.
Một kế hoạch học tập hợp lý cần cụ thể và linh hoạt. Bé nên chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và thực hiện. Đi kèm với kế hoạch học tập, một thời gian biểu các việc cần làm hàng ngày sẽ giúp bé quản lý kế hoạch học tập tốt hơn. Bé nên dành thời gian cố định mỗi ngày cho việc học tập, đồng thời không quên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí hợp lý để tái tạo năng lượng. Sự cân bằng này sẽ giúp bé giảm căng thẳng đáng kể, tránh tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.
3.2. Tạo thói quen học tập tích cực
Một trong những cách hiệu quả để duy trì thói quen học tập tích cực là tạo ra một không gian học yên tĩnh, thoải mái và không có sự phân tâm. Không gian học tập nên được thiết kế gọn gàng, ánh sáng đầy đủ và đủ các dụng cụ học tập cần thiết như đèn học, bàn ghế, bút, sách vở. Điều này góp phần giúp bé tập trung hơn vào bài vở, tránh bị sao nhãn bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử như TV, điện thoại.
Học tập đều đặn cũng là cách để tạo nên thái độ học tập tích cực. Học sinh nên cố gắng học vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tạo ra một thói quen ổn định giúp cơ thể và tâm trí quen với việc học. Việc này sẽ giúp bé dễ dàng vào guồng học tập, làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, việc học đều đặn mỗi ngày còn giúp bé tránh học khối lượng lớn kiến thực trong một lúc, giảm tình trạng căng thẳng.
Để thời gian học tập diễn ra một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cũng nền rèn luyện cho bé sự tập trung. Khi học tập, bé chỉ nên tập trung vào sách vở, tránh tuyệt đối các yếu tố gây mất tập trung xung quanh, hay vừa học vừa làm việc khác như lướt điện thoại, xem TV. Học sinh có thể tìm hiểu các mẹo học tập điển hình như phương pháp Pomodoro với các khoảng thời gian học xen kẽ thời gian nghỉ ngơi giúp duy trì sự tập trung cao độ mà không bị kiệt sức.
3.3. Học cách quản lý thời gian
Để quản lý thời gian và học tập một cách hiệu quả tránh gây căng thẳng thì bé cần biết sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo thứ tự ưu tiên. Bé có thể làm việc này bằng cách phân loại các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp. Những công việc quan trọng và có thời hạn hoàn thành gần nhất phải được ưu tiên đầu, những nhiệm vụ ót quan trọng hơn có thể xử lý sau. Bằng cách này, học sinh sẽ tránh được tình trạng căng thẳng khi đối mặt với quá nhiều việc cùng lúc.
Tránh trì hoãn cũng là một kỹ năng bé cần có để quản lý thời gian hiệu quả. Trì hoãn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực học tập khi công việc tích tụ và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Để tránh trì hoãn, học sinh nên bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện, từ đó tạo đà cho những nhiệm vụ lớn hơn.
Tham khảo thêm Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả cho năm học mới
Tập thể dục và thư giãn cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống học tập. Tham gia các hoạt động thể thao không chỉ cải thiện về thể chất mà còn có tác dụng tích cực đến tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng. Các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga hoặc đơn giản là đi bộ đều có thể giúp học sinh giải tỏa áp lực, tăng cường sự tập trung và năng lượng để đối mặt với những thử thách trong học tập.
Bên cạnh tập thể dục, thư giãn qua các hoạt động giải trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Học sinh nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc xem phim. Những hoạt động này giúp tâm trí được nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực học tập khi quay lại trường học.
Việc duy trì các thói quen thể dục và các hoạt động giải trí không chỉ giúp học sinh cân bằng giữa học tập và cuộc sống mà còn tạo một tinh thần sảng khoái, tự tin hơn. Những thói quen này sẽ giúp bé đối phó với áp lực học tập khi quay lại trường học một cách hiệu quả.
3.5. Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc
Bé học cách giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Khi bé bị áp lực, việc giữ kín cảm xúc có thể dẫn đến sự căng thẳng ngày càng tăng, gây hại cho sức khỏe tinh thần và hiệu suất học tập. Thay vào đó, việc nói chuyện với gia đình, thầy cô, bạn bè về những áp lực đang gặp phải là một cách để giải tỏa áp lực tâm lý.
Người thân và bạn bè là những người gần gũi nhất, có thể hiểu và thông cảm cho mọi áp lực của bé. Qua các cuộc trò chuyện bé sẽ cảm nhận được sự đồng cảm, những lời khuyên hữu ích và những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề. Đôi khi việc nói ra những gì mình lo lắng cũng đủ để làm dịu căng thẳng và tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thầy cô cũng là một lựa chọn hợp lý để bé chia sẻ vì họ là những người có kinh nghiệm, hiểu rõ những gì bé đang trải qua. Họ có thể đưa ra những lời khuyên chuyên môn, giúp bé điều chỉnh phương pháp học tập hoặc là tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
Học cách nói ‘không” cũng là một kỹ năng học sinh cần có để bảo vệ bản thân khỏi những áp lực không cần thiết. Trong môi trường học đường, bé phải đối mặt với nhiều yêu cầu đến từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Những yêu cầu này đôi khi vượt qua khả năng của bé dẫn đến tình trạng quá tải, căng thẳng.
Ba mẹ có thể giúp bé rèn luyện bằng cách dạy bé từ chối một cách khéo léo và tự tin. Trước hết, bé cần hiểu rằng việc nói “không” không có nghĩa là từ chối tất cả mọi thứ mà là biết chọn lọc và nhận giới hạn của bản thân. Khi đối mặt với một yêu cầu, bé nên cân nhắc mình có đủ năng lực, thời gian để hoàn thành hay không. Nếu yêu cầu đó nằm ngoài khả năng học tập của bé, bé có thể nói từ chối một cách lịch sự.
Việc từ chối những nhiệm vụ không cần thiết sẽ giúp bé có đủ thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp bé trong việc học tập mà còn là công việc và cuộc sống sau này.
Áp lực học tập khi quay lại trường học là một phần thiết yếu và hầu như không thể tránh khỏi của mỗi học sinh. Tuy nhiên , điều quan trọng là bé biết cách nhìn nhận đúng đắn và đối phó với áp lực hiệu quả. Những cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi với việc học tập là rất đỗi bình thường, đặc biệt là khi quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè.
Ba mẹ hiểu và biết cách hỗ trợ con vượt qua áp lực sẽ là yếu tố rất quan trọng để giúp bé đạt được kết quả học tập tốt, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên hữu ích với ba mẹ!
Áp lực – một từ thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của học sinh, đặc biệt là những ai đang ở khối 12. Năm cuối cấp trung học phổ thông (THPT) không chỉ đánh dấu sự kết thúc của một chặng đường mà còn là bắt đầu của một hành trình mới – hành trình tới cánh cửa của Đại Học. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài hào hứng của việc chuẩn bị cho tương lai, có một tải áp lực khổng lồ đè nặng lên vai của học sinh. Vậy làm thế nào để giải tỏa áp lực, để những người trẻ có thể bước vào cánh cửa đại học với sự tự tin và khát khao tinh thần?
Cảm nhận áp lực và hành trình tìm đến sự cân bằng
Trong xã hội hiện đại, áp lực về việc chọn ngành, trường đại học, cùng với các kỳ thi, kiểm tra diễn ra liên tục không phải là điều gì mới mẻ. Đối mặt trong giai đoạn quan trọng này, không ít học sinh cảm thấy mình đang bị “nhiễu” thông tin, đôi khi là ngập tràn lo lắng. Từ việc chọn ngành, chọn trường, thủ tục hồ sơ, chuẩn bị cho kỳ thi quyết định tương lai, mỗi bước đi đều đòi hỏi sự chính xác và nỗ lực.
Trong hành trình đối mặt với áp lực, nỗ lực học tập không chỉ là chìa khóa mở ra cánh cửa của Đại Học mà còn là nền tảng vững chắc cho sự thành công. Quan trọng hơn, đó là sự đầu tư vào kiến thức, kỹ năng mà học sinh sẽ mang theo suốt đời. Để giải tỏa áp lực, các bạn học sinh có thể phân chia các khoảng thời gian trong việc học tập, trải nghiệm thực tế, và không ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên, bạn bè, và gia đình.
Chia sẻ kiến thức – Nguồn động viên tinh thần cho học sinh
Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm bớt áp lực là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Học sinh không chỉ học từ sách vở mà còn học từ những chia sẻ, từ những câu chuyện của những người đi trước. Việc tư vấn, chia sẻ thông tin về tuyển sinh đại học không chỉ giúp học sinh có cái nhìn tổng quan mà còn giúp họ xây dựng kế hoạch hợp lý, đúng đắn cho tương lai.
Đại học Tân Tạo tiên phong đồng hành cùng học sinh các trường THPT tại Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tây Ninh với chuỗi chương trình “Chọn nghề hạnh phúc” với nhiều chủ đề: “Chúng ta chuẩn bị gì cho đời sinh viên”, “Xác định mục tiêu & tạo động lực học tập”, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”,… Chương trình này mang đến nhiều nội dung bổ ích, chia sẻ kinh nghiệm học tập và phát triển nghề nghiệp từ TS. Nguyễn Mai Lâm – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo.
Học sinh tham gia chương trình được hướng dẫn xây dựng kế hoạch học tập hiệu quả, lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện kinh tế gia đình. Đồng thời, được rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm, khả năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và trình độ ngoại ngữ – những yếu tố then chốt cho sự thành công trong thế kỷ 21.
Chương trình “Chọn nghề Hạnh phúc” của Đại học Tân Tạo không chỉ là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, mà còn là minh chứng cho tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh. Mục tiêu là hỗ trợ học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị cho tương lai, đồng thời góp phần giải toả căng thẳng, áp lực cho học sinh trên hành trình tới Đại học và sự thành công trong cuộc sống.
Vì vậy, trong giáo dục cần làm giảm nhẹ áp lực học tập cho học sinh và thường xuyên quan tâm đời sống tinh thần cho các em. Có thể áp dụng các giải pháp:
Thứ nhất: Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm thay vì ngồi trên lớp nghe giảng theo lối dạy truyền thống để tích lũy thật nhiều kiến thức trong sách vở. Các nhà trường cần tổ chức những câu lạc bộ, những hoạt động văn hóa, thể thao, các hoạt động theo chủ đề, ngày hội đọc sách, ngày hội khoa học và công nghệ, ngày hội sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương... Trong các hoạt động bảo đảm học sinh thực sự tự giác, thoải mái và thích thú khi tham gia.
Thứ hai: Thay đổi hình thức làm bài tập về nhà cho học sinh thay vì chỉ là những bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, theo các mẫu quen thuộc trong sách bài tập. Nhà trường sẽ thay đổi phương thức giáo dục và quản lý kiến thức của học sinh bằng cách cho các em chủ động hơn trong việc tìm kiếm tri thức. Do vậy, học sinh sẽ được phép lựa chọn những vấn đề do giáo viên đưa ra về kiến thức về ứng dụng thực tế, sau đó các em sẽ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày trước lớp hoặc viết thành các báo cáo. Điều này giúp các em hứng thú hơn, tìm thấy niềm vui trong học tập, đồng thời cũng làm tăng khả năng học tập độc lập, tự chủ cho học sinh. Hoạt động học tập này có thể làm theo cá nhân hoặc theo nhóm. Nhà trường có kế hoạch phụ đạo học sinh kém, không bỏ rơi bất cứ một học sinh yếu kém nào trong trường.
Các trường vận dụng sáng tạo phương pháp đánh giá người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế đánh giá mới cho học sinh phổ thông, coi trọng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Việc đánh giá học sinh qua nhiều mặt sẽ phản ánh được thực trạng tố chất học sinh, qua đó thấy được những mặt được và chưa được của người học, từ đó giáo viên sẽ có những kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao tố chất cho các em.
Thứ ba: Giảm áp lực tâm lý cho học sinh, nhất là trong một thời gian dài, học sinh bị ảnh hưởng mặt trái của học trực tuyến do dịch bệnh Covid-19. Chính vì vậy, việc giảm áp lực tâm lý cho học sinh là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện tại. Về lâu dài cần đẩy mạnh xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc, từ đó hướng tới xây dựng văn hóa học đường lành mạnh, trọng tâm là giáo dục hạnh phúc cho học sinh và giáo viên.
Thứ tư: Tôn trọng, bình đẳng và bảo đảm an toàn cho học sinh. Giáo viên và các học sinh khác không có quyền xúc phạm thân thể và danh dự của nhau. Điều này được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Giáo viên hạn chế không công khai kết quả học tập của học sinh, không được phép sử dụng các hình phạt mang tính xúc phạm qua lời nói và hành động... Giáo viên là những người có vai trò định hướng giúp học sinh hoàn thiện năng lực học tập, hoàn thiện kế hoạch học tập của mình, giúp học sinh của mình trở thành những con người cá tính, sáng tạo và độc lập.
Xây dựng trường học an toàn cả về thể chất và tinh thần trên cơ sở có sự kết hợp từ các cấp lãnh đạo nhà trường cho đến từng giáo viên để mỗi học sinh đều cảm thấy nhà trường chính là nơi đầy ắp tình thương, là nơi muốn đến, đang trải qua những ngày tháng ý nghĩa nhất và sau này luôn nhớ về. Giúp đỡ trẻ khó khăn thành công cũng là thành tích của giáo viên và nhà trường.
Nhà trường thành lập các tổ tư vấn tâm lý, tổ chức và cung cấp các lớp học hoặc các hoạt động tư vấn sức khỏe tâm thần, thực hiện các cuộc họp, bài giảng và hội thảo chuyên đề khác nhau nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.
Định kỳ nhà trường sẽ sắp xếp một khoảng thời gian cố định để đón tiếp những phụ huynh có nhu cầu cần trao đổi về các vấn đề của con em mình, hoặc nhà trường sẽ chủ động liên lạc với phụ huynh về các vấn đề của các em. Đôi bên bảo đảm rằng, học sinh của mình luôn được nằm trong vùng an toàn, vui vẻ và hạnh phúc.