ESP là tên viết tắt của cụm từ 'Electronic Stability Program', nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử và còn có tên gọi khác là 'Electronic Stability Control - ESC'. Hệ thống ESP được thiết lập và trang bị trên xe ô tô với mục đích giúp xe di chuyển ổn định, cân bằng và từ đó đảm bảo tính an toàn khi xe tham gia giao thông.
Biểu tượng nhận biết hệ thống ESP trên xe ô tô
Nút khởi động/tắt hệ thống cân bằng điện tử ESP thường được bố trí ở bảng đồng hồ. Khi ESP hoạt động, đèn bên phải sẽ sáng lên/nhấp nháy và ngược lại, khi ESP không hoạt động, đèn phía bên trái sẽ sáng lên.
ESP là hệ thống cân bằng điện tử được trang bị trên xe ô tô
Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp tài xế kiểm soát tay lái tốt hơn và điều khiển phương tiện đi đúng lộ trình an toàn. Hiện tại, hệ thống ESP được ứng dụng phổ biến cho rất nhiều dòng xe trên thị trường và là trang bị tiêu chuẩn cho các dòng xe cao cấp. Thực tế, không chỉ những mẫu xe hiệu năng cao mới cần ESP mà ngay cả những mẫu xe đô thị cũng cần được trang bị hệ thống này để đảm bảo xe bám đường tốt hơn khi đi qua các địa hình trơn trượt, bùn lầy hay trong trường hợp đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESP
Ví dụ như trong trường hợp ở hình ảnh trên, xe đang di chuyển và gặp chướng ngại vật và tài xế phải đánh lái gấp qua bên phải để tránh. Lúc này, cảm biến tốc độ ở 4 bánh xe và cảm biến góc lái đưa tín hiệu về ECU để đầu não nhận biết và xử lý kịp thời tốc độ đánh lái phù hợp. Trong khi đó, cảm biến trọng tâm sẽ phát hiện ra tình trạng thiếu lái và có nguy cơ văng đầu, mất kiểm soát tay lái. ESP ngay lập tức điều chỉnh phanh bánh xe phải ở phía sau để đánh lái được ổn định.
Và ngay khi đánh lái về phía bên phải, tài xế phải trả lái về nhanh để xe tiếp tục chạy thẳng. Lúc này xe đang trong tình trạng dư lái và cảm biến trọng tâm tiếp tục phát ra tín hiệu để ECU điều chỉnh phanh bánh xe phải phía trước, giúp xe di chuyển thăng bằng.
Hay trong trường hợp đổ đèo với độ dốc lớn, xe rất dễ bị mất kiểm soát. Lúc này, ESP sẽ điều chỉnh tăng/giảm cấp số để tăng độ bám của bánh xe cũng như giữ sự cân bằng cho phần thân giữa của xe.
Nhìn chung, theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, ESP được ví là 'thần hộ mệnh' cho các tài xế khi hệ thống này có thể nhận diện các mối nguy hiểm 1 cách nhạy bén. Và cùng với các hệ thống công nghệ an toàn khác như ABS, TCS hay EBD, ESP sẽ nhanh chóng hỗ trợ tài xế điều khiển xe thoát khỏi các tình huống khẩn cấp đột ngột phát sinh 1 cách an toàn.
ESP có vai trò kiểm soát lái tốt nhằm giúp xe di chuyển ổn định, cân bằng
Theo Oto.com.vn, ESP là sự kết hợp của rất nhiều hệ thống như:
Chính vì vậy, về bản chất, ESP chính là hệ thống có nhiệm vụ giúp xe hạn chế tình trạng 'văng đầu' (understeering) và 'văng đuôi' (oversteering) khi xe vào cua hoặc đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.
Hệ thống ESP thu tín hiệu từ các cảm biến bao gồm: cảm biến tốc độ từng bánh xe (vehicle speed sensor), cảm biến xác định tọa độ trọng tâm của chiếc xe (G sensor), cảm biến góc lái (steering angle sensor) để nhận biết tốc độ và góc đánh lái. Những tín hiệu này sẽ được phát về hộp ECU điều khiển ESP và sau đó sẽ truyền xuống bộ thủy lực (hydraulic Control Unit) để điều chỉnh áp suất dầu phanh ở 4 bánh xe.
Video mô tả hoạt động của hệ thống ESP trên xe ô tô
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng