Cô Ta Xuất Khẩu Là Gì

Cô Ta Xuất Khẩu Là Gì

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm vượt trội

Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn có những ưu điểm vượt trội khác mà các loài tôm khác không có, cụ thể:

- Phát triển nhanh, có khả năng tăng trọng khoảng 3g/tuần và có thể đạt tới trọng lượng 20g trong điều kiện nuôi thâm canh.

- Thích hợp với kiểu nuôi thâm canh mật độ cao, có thể lên đến 150 con/m2 trong ao nuôi và thậm chí cao hơn là 400 - 500 con/m2 trong hệ thống nuôi tuần hoàn.

- Tôm thẻ chân trắng chịu được độ mặn từ 0.5 cho đến 45 ppt, tuy nhiên, độ mặn thích hợp nhất cho chúng là từ 7 - 34 ppt, với điểm tốt nhất ở độ mặn thấp khoảng 10 đến 15 ppt.

- Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu nhiệt độ thấp (dưới 15°C), cho phép người nông dân nuôi chúng trong mùa đông.

Tôm thẻ cần ít đạm trong thức ăn hơn so với tôm sú, giúp giảm chi phí nuôi và phù hợp với các hệ thống nuôi khép kín hoặc dị dưỡng. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của chúng cũng tốt hơn, khoảng từ 1.2 đến 1.0. Đối với việc nuôi trồng, Việt Nam hiện đã có sẵn nguồn giống bố mẹ (SPF) để sản xuất ấu trùng không bị nhiễm bệnh chất lượng cao.

So với tôm sú, tôm thẻ có sức kháng bệnh cao hơn, có sức thích nghi với với những thay đổi bất lợi của môi trường nuôi, có khả năng sống tốt hơn trong các hình thức nuôi thâm canh mật độ cao hoặc các mô hình nuôi thử nghiệm công nghệ mới.

Công nghệ nuôi mới giúp tăng năng suất tôm thẻ

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc

Các công nghệ được ứng dụng thành công như: Semi-Biofloc; nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bể lót bạt nhà màng không thay nước, vi sinh quản lý môi trường nước nuôi; nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP,… đã giúp cho chất lượng ao nuôi ngày càng tăng, từ đó sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng vượt trội.

Nhờ vào công nghệ cao, sản lượng lớn, cộng thêm khả năng thích nghi và lớn nhanh vượt trội mà loài tôm thẻ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với nông dân trong mỗi mùa vụ. Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm 2020 đã tăng vọt tại 14 tỉnh, thành ven biển. Riêng miền Trung khi áp dụng hình thức nuôi tôm thẻ trên cát với tổng diện tích gần 3.500 ha, sản lượng đạt hơn 41.4400 tấn.

Tôm thẻ mang lại giá trị kinh tế cực cao và là đối tượng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam nhờ sản lượng nuôi lớn, chất lượng tốt, thị trường có nhu cầu và giá thành ổn định. Sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu được đánh giá là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ các công nghệ và mô hình nuôi hiệu quả.

- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

Có thể bạn đã nghe nhiều về cụm từ “xuất khẩu tư bản” nhưng lại không hiểu xuất khẩu tư bản là gì và nó có gì khác so với xuất khẩu thông thường. Bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về xuất khẩu tư bản là gì, đặc điểm và mục đích của xuất khẩu tư bản là gì. Mời các bạn cùng theo dõi!

Xuất khẩu tư bản là gì? Bản chất, mục đích và các hình thức

V.I.Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

– Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.

– Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó ở nhiều nước lạc hậu về kinh tế, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại rất thiếu tư bản nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản

– Xuất khẩu tư bản xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp). Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức. Xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản Nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.

Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế của nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.

Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin khẳng định rằng, xuất khẩu tư bản khác về nguyên tắc với xuất khẩu hàng hóa và là quá trình ăn bám bình phương. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:

Một là, trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao ở trong nước.

Hai là, khả năng xuất khẩu tư bản xuất hiện do nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới, nhưng lại rất thiếu tư bản. Các nước đó giá ruộng đất lại tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao.

Ba là, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế – xã hội càng gay gắt.

Xuất khẩu tư bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.

Các hình thức và hậu quả của xuất khẩu tư bản

* Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới nhiều hình thức, nếu xét cách thức đầu tư thì có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

– Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ. Các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương, nhưng cũng có những xí nghiệp mà toàn bộ số vốn là của một công ty nước ngoài.

– Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay thu lãi. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc tế và quốc gia, tư nhân hoặc các nhà tư bản cho các nước khác vay vốn theo nhiều hạn định khác nhau để đầu tư vào các đề án phát triển kinh tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng việc mua trái khoán hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.

* Nếu xét theo chủ sở hữu, có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân:

– Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản mà nhà nước tư sản lấy tư bản từ ngân quỹ của mình đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự.

Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư bản tư nhân.

Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm cứu vãn chế độ chính trị thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài.

Về quân sự, viện trợ của nhà nước tư sản nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải đưa quân tham chiến chống nước khác, cho nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc đơn thuần để bán vũ khí.

– Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện. Ngày nay, hình thức này chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm là thường được đầu tư vào các ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản, có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất khẩu. Nếu những năm 70 của thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản tư nhân đạt trên 50% thì đến những năm 80 của thế kỷ này nó đã đạt tỷ lệ 70% trong tổng tư bản xuất khẩu.

Nếu xét về cách thức hoạt động , có các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia, hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay các trung tâm tín dụng và chuyển giao công nghệ, trong đó, hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp chủ yếu mà các nước xuất khẩu tư bản thường sử dụng để khống chế nền kinh tế của các nước nhập khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản về thực chất là hình thức mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế, là sự bành trường thế lực của tư bản tài chính nhằm bóc lột nhân dân lao động thế giới, làm cho các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột giá trị thặng dư, cơ cấu kinh tế què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa. Từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế – xã hội gia tăng.

Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản

Ngày nay , trong điều kiện lịch sử mới, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn.

Thứ nhất là hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển ( chiếm tỷ trọng trên 70% ). Nhưng những thập kỷ gần đây đại bộ phận dòng đầu tư lại chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh, đặc biệt dòng đầu tư chảy mạnh theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho luồng xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển giảm mạnh, thậm chí chỉ còn 16,8% (1996) và hiện nay khoảng 30%. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu tư bản không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu tư bản đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế. Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Như đã biết, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời và phát triển thành các ngành mũi nhọn như : ngành công nghệ sinh học, ngành chế tạo vật liệu mới, ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương… Những ngành này có thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại, tiêu tốn ít nguyên, nhiên vật liệu. Trong nền kinh tế giữa các nước tư bản phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành sản xuất mũi nhọn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Sự xuất hiện những ngành nghề mới đã tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì trong thời gian đầu nó tạo ra lợi nhuận siêu ngạch rất cao. Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước tư bản phát triển vì các nước đang phát triển có hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu , không phù hợp, tình chính trị kém ổn định, sức mua kém, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao như trước (còn với nước đang phát triển nhưng đã trở thành Nics thì tỷ trọng của luồng tư bản xuất khẩu vẫn lớn: chiếm 80% tổng tư bản xuất khẩu của các nước đang phát triển). Mặt khác thời gian này, xu hướng liên kết các nền kinh tế ở các trung tâm tư bản chủ nghĩa phát triển rất mạnh. Hệ quả của hoạt động này bao giờ cũng hình thành các khối kinh tế với những đạo luật bảo hộ rất khắt khe. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các doanh nghiệp chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối kinh tế mới nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó.

Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước tư bản phát triển không làm cho bản chất của xuất khẩu tư bản thay đổi , mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khẩu tư bản thêm phong phú và phức tạp hơn. Sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng khoa học – công nghệ cao ở các nước tư bản phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa tư bản tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị quy trình công nghệ mới đã dẫn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ lạc hậu ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp (do bị hao mòn hữu hình và vô hình). Đối với nền kinh tế thế giới đang phát triển, những tư liệu sản xuất này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao, các tập đoàn tư bản độc quyền đưa các thiết bị đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi chủ nghĩa đế quốc còn tồn tại thì xuất khẩu tư bản từ các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng tư bản đầu tư vào khu vực nào đó của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn của quy mô thế giới cho thấy: xuất khẩu tư bản vẫn là vũ khí chủ yếu mà tư bản độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.

Thứ hai là chủ thể xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò các công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn, đặc biệt là trong FDI. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là các Nics châu Á.

Thứ ba là hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, sự đan quyện giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như BOT, BT… sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hợp đồng buôn bán hàng hóa, dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.

Thứ tư là sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.

Ngày nay, xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước; là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu tư bản phát triển nhanh chóng . Song mặt khác, xuất khẩu tư bản vẫn để lại cho các quốc gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản , nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt , nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh xuất khẩu tư bản là gì, đặc điểm và mục đích của xuất khẩu tư bản. Hi vọng các bạn đã hiểu hơn về vấn đề này từ đó nhìn nhận một cách chính xác, vận dụng vào trong học tập nghiên cứu hay phát triển một cách hiệu quả nhất.