Vấn đề sinh sản của 1 cặp vợ chồng phụ thuộc phần lớn vào chất lượng noãn (trứng) của người vợ. Khi phụ nữ lớn tuổi (trên 35) số lượng noãn và chất lượng noãn giảm đi rất nhiều so với thời điểm khi họ còn trẻ. Việc sinh con ở tuổi của con dâu chị không phải là không thể, nhưng tỷ lệ có thai tự nhiên sẽ cực kỳ thấp do chất lượng noãn bị suy giảm.
Bạn nên làm gì nếu bạn không thể thụ thai sau 35 tuổi?
Giả sử một người phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ vô sinh nào, bạn có thể bắt đầu cố gắng mang thai theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không mang thai sau 6 tháng cố gắng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sinh sản để được tư vấn một cách sớm nhất.
Nhiều người phụ nữ sau 35 tuổi thường được khuyên nên cố gắng mang thai tự nhiên trong một năm trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng một năm là quá dài để chờ đợi khi đã qua 35 tuổi. Tuổi tác càng lớn, tỷ lệ mang thai thành công ngay cả khi điều trị sinh sản sẽ giảm, điều quan trọng là phải nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia sản khoa để điều trị sớm nhất.
Nếu phụ nữ sau tuổi 40 tuổi và muốn mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay và không cần phải bỏ một khoảng thời gian như 6 tháng đến 1 năm để thử trước. Một số bài kiểm tra khả năng sinh sản cơ bản phụ nữ nên làm ở độ tuổi này như: kiểm tra mức AMH và FSH, từ đó các bác sĩ sẽ có dữ liệu quan trọng về dự trữ buồng trứng hiện tại của người phụ nữ.
“Ở tuổi 40, số lượng và chất lượng nang noãn sẽ giảm. Khi kích thích buồng trứng, số nang noãn phát triển được rất ít, đến khi chọc hút noãn thì chất lượng cũng không cao. Nếu phụ nữ có AMH thấp mà còn trẻ thì khả năng thành công sẽ cao hơn vì chất lượng noãn thu được tốt hơn. Nhưng phụ nữ từ 35 đến 40 tuổi trở lên muốn mang thai cần đi khám sớm để nếu phát hiện các bất thường về sinh sản hay chỉ số dự trữ buồng trứng quá thấp có thể được điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ thành công”, PGS.TS.BS Lê Hoàng nói.
Bác sĩ CKI Cao Tuấn Anh – bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh cũng chia sẻ thêm: “Ở những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, chỉ số AMH thường sẽ giảm và nó sẽ giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì AMH càng thấp.”
Nếu theo phân loại đáp ứng kém theo tiêu chuẩn Poseidon mới nhất hiện tại, thì IVFTA đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhóm 3 (những người phụ nữ dưới 35 tuổi có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2) hoặc những bệnh nhân thuộc nhóm 4 (từ 35 tuổi trở lên, có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2). Đây là những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn thuộc dạng “ca khó”, hiện đang là thách thức không chỉ với IVFTA mà còn trên toàn thế giới.
Và để tìm ra được phác đồ cụ thể để áp dụng chung cho từng cá thể, từng đối tượng người bệnh là điều rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, bác sĩ IVF trên thế giới đang mong mỏi. Tại IVFTA, các bác sĩ đã cá thể hóa từng trường hợp, tức tùy từng ca bệnh cụ thể mà lựa chọn phác đồ cụ thể cho phù hợp. Điều chỉnh thuốc sẽ phụ thuộc vào đáp ứng mỗi người và cần có sự chỉ định của các bác sĩ để liều thuốc phù hợp, bên cạnh đó là sự theo dõi rất sát sao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Có những trường hợp AMH thấp, có những trường hợp chỉ kích lên được khoảng 1-2-3 nang trứng trội. Trong trường hợp này, cần đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật, cần sự đồng bộ từ đội ngũ để làm sao thu được số lượng noãn tối ưu, số phôi tốt nhất để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) được coi là giải pháp mới, mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi có chỉ số buồng trứng thấp và mong muốn có con.
Hiện nay, tại BVĐK Tâm Anh, hàng ngàn em bé từ những người mẹ tuổi trên 35, thậm chí trên 50 đã ra đời thành công nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Không bao giờ là quá già để có con, hành trình mang thai của người phụ nữ sau 35 tuổi có thể khó khăn hơn với giai đoạn tuổi trẻ, vì thế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ đầu ngành để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Chính vì sau tuổi 35, hay muộn hơn là sau tuổi 40, phụ nữ sinh con phải đối mặt với nhiều nguy cơ nên việc giữ gìn sức khỏe trước và trong khi mang thai rất quan trọng. Chị em tuổi này cần khám thai định kỳ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, có thể chị em phải cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để quá trình mang thai, sinh nở được diễn ra thuận lợi.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA), vui lòng gọi tổng đài 024 3872 3872.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.
Trong thời gian gần đây, Nhà thuốc Long Châu nhận được nhiều thắc mắc như: 40 tuổi có nên sinh con không? Không có khoảng thời gian hoàn hảo nào để thụ thai. Tuy nhiên, thường có người nói rằng việc sinh con sau khi bạn đã bước qua tuổi 35 có thể tăng nguy cơ rủi ro. Nhưng sự thực là nhiều phụ nữ vẫn có khả năng mang thai khi họ đã bước qua tuổi 40. Vậy, những gì có thể xảy ra khi bạn sinh con ở độ tuổi này?
Rất nhiều người đang thắc mắc, “40 tuổi có nên sinh con không?” hay “sinh con ở tuổi 40 có tốt không?” Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Mặc dù thời điểm tốt nhất để mang thai và sinh con thường nằm ở cuối tuổi 20 và đầu tuổi 30, nhưng những người quyết định sinh con ở độ tuổi lớn hơn lại có những lợi thế riêng. Dù cơ thể không còn tràn đầy năng lượng như khi còn trẻ, họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Họ không còn quá đam mê các hoạt động vui chơi và có sự kiên nhẫn hơn, cũng như ít áp lực tài chính hơn, điều này giúp họ có điều kiện tốt hơn để quan tâm và chăm sóc con cái, cũng như chia sẻ nhiều hơn với con cái.
Lợi ích của việc sinh con ở tuổi 40
Khi mang thai ở tuổi 40, có một số ưu điểm mà không thể bỏ qua:
Phần lớn phụ nữ mang thai trong độ tuổi 35 - 40 thường là những người kết hôn muộn hoặc có kế hoạch sinh con muộn, họ ưu tiên việc phát triển sự nghiệp và trải nghiệm nhiều hơn.
Điều này giúp họ có thời gian để hoàn thiện bản thân và ít nuối tiếc tuổi trẻ hơn so với những người mang thai sớm. Mang thai từ 35 - 40 tuổi, khi họ đã đạt được nhiều mục tiêu, giúp họ tập trung chăm sóc gia đình và con cái một cách toàn tâm toàn ý.
Phụ nữ mang thai trong độ tuổi này thường có tài chính ổn định hơn so với những người trẻ hơn. Họ có khả năng quản lý tài chính tốt hơn và không ngại đầu tư cho con cái để phát triển toàn diện về cả vật chất và tinh thần.
Việc mang thai ở độ tuổi 35 - 40 mang lại lợi thế của kinh nghiệm và sự chín chắn. Phụ nữ ở độ tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có đủ kỹ năng và tài chính vững vàng hơn.
Mặc dù họ có ít sức trẻ và năng lượng so với tuổi 20 - 35, nhưng họ thường giàu kinh nghiệm. Họ cũng có khả năng tương tác khéo léo hơn trong các mối quan hệ gia đình và vợ chồng, để cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con cái một cách tốt hơn.
Các bệnh lý thai kì phức tạp hơn
Ở độ tuổi 40, có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ. Các vấn đề về nhau thai và biến chứng sau khi sinh cũng có xu hướng gia tăng.
Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thậm chí thai lưu là rất cao ở người phụ nữ có độ tuổi cao. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ mới sinh bị các bệnh lý bẩm sinh như đái tháo đường loại 1 và tăng huyết áp cũng tăng lên.
Dù đàn ông có thể làm cha ở độ tuổi 60 hoặc 70, nhưng chất lượng của tinh trùng sẽ suy giảm rõ rệt theo tuổi, điều này có thể tăng nguy cơ thai nhi mắc các vấn đề về sức khỏe.
Mặc dù áp lực tài chính ở độ tuổi 40 không còn nặng nề như khi còn trẻ, nhưng về lâu dài, việc tích lũy đủ tài chính trước khi nghỉ hưu trở thành một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi nuôi con.
Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp khó khăn về việc sinh con.
Ở độ tuổi 40, khả năng mang thai trong một năm chỉ khoảng từ 40% đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Nhưng đến khi 43 tuổi, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2%, tỷ lệ rất thấp.
Mặc dù khả năng mang thai giảm đi, tỷ lệ sảy thai lại tăng cao sau tuổi 40. Đặc biệt, ở tuổi 40, tỷ lệ sảy thai là 34% và khi đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đến 53%. Cùng với đó, nguy cơ các vấn đề kháng thể kết hợp với thai kỳ cũng tăng lên.
Mối lo ngại khác khi mang thai ở tuổi 40 là nguy cơ di truyền, ví dụ như hội chứng Down. Ở độ tuổi 40, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh này cho trẻ mới sinh là 1/100, nhưng đến tuổi 45, tỷ lệ này tăng lên đáng kể lên 1/30.
Vì vậy, việc thực hiện các kiểm tra sàng lọc để phát hiện các dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA từ tế bào thai, chọc dịch ối hoặc thậm chí sinh thiết gai nên được xem xét cẩn thận.
Mang thai ở tuổi 40 gặp bất lợi gì?
Nếu bạn đang băn khoăn về những bất lợi phổ biến nhất khi mang thai ở tuổi 40, thì hãy cùng điểm qua một số điều sau đây:
Làm gì để chuẩn bị mang thai ở tuổi 40?
Đầu tiên, bạn cần thay đổi lối sống để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai. Hãy đảm bảo không có khói thuốc lá trong ngôi nhà của bạn và duy trì một cân nặng hợp lý. Hạn chế hoặc ngừng sử dụng cồn như rượu và bia.
Nếu bạn quan hệ tình dục 3 lần một tuần trong suốt 3 tháng liên tục mà vẫn không mang thai và không sử dụng biện pháp tránh thai nào, hãy nên thăm bác sĩ. Một số vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở độ tuổi này.
Trước khi quyết định mang thai, nếu bạn gặp các vấn đề sau, hãy đi thăm bác sĩ ngay:
Hãy nhớ rằng bạn không nên thăm bác sĩ một mình, mà nên cùng chồng bạn đi để cả hai được kiểm tra.
Bài viết phía trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc 40 tuổi có nên sinh con không? Dù có vẻ có nhiều khó khăn khi mang thai ở độ tuổi 40, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Cần nhớ rằng vẫn có rất nhiều phụ nữ đã mang thai thành công ở độ tuổi này. Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ làm mẹ ở độ tuổi này chỉ vì một chút khó khăn.
Những rủi ro khi mang thai muộn
Nguyên nhân hàng đầu của vô sinh ở phụ nữ
Ba mẹ tuổi Ngọ sinh con tuổi Tỵ nằm trong cặp không xung cũng không khắc. Vậy Tuổi Canh Ngọ 1990 có nên sinh con năm 2024 không?