Cách Tính Điểm Hệ Số 4 Theo Tín Chỉ

Cách Tính Điểm Hệ Số 4 Theo Tín Chỉ

Thời học phổ thông, chắc hẳn là các bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm, nhưng khi lên đến đại học thì các bạn sẽ học theo hệ thống tín chỉ và sẽ có cách tính điểm riêng. Vậy cách tính điểm theo hệ thống tín chỉ như thế nào, mời các bạn tham khảo nội dung sau đây:

Thang điểm 4 là thang điểm đánh giá sạch

Việc chuyển từ thang điểm 10 sang thang điểm chữ (A,B,C,D,F) nhằm phân loại kết quả kiểm học, phân thành các mức độ đánh giá và quy định thế nào là điểm đạt và không đạt. Thang điểm chữ này mang tính chất thang điểm trung gian. Tiếp theo, lại chuyển từ thang điểm chữ sang thang điểm 4, ta l­­ưu ý điểm F. Điểm F trong thang điểm 10 có giá trị từ 0 đến 3,9 như­­ng với thang điểm 4 thì chỉ có giá trị 0. Nh­­ưng giá trị 0 này vẫn tham gia vào tính điểm trung bình chung học kỳ. Đây chính là bản chất đào tạo sạch của HTTC ( nó không chấp nhận bất cứ một kết quả nào d­­ưới 4 của thang điểm 10).

Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học từ 03/5/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học mới tại Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, từ ngày 03/5/2021, khi Thông tư này chính thức có hiệu lực, sinh viên đại học sẽ áp dụng các quy định về xếp loại học lực như sau.

Điều 9 Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định về cách đánh giá và tính điểm học phần như sau:

Các điểm thành phần tính theo thang điểm 10

Đối với mỗi học phần, sinh viên được đánh giá qua tối thiểu hai điểm thành phần, đối với các học phần có khối lượng nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có một điểm đánh giá. Các điểm thành phần được đánh giá theo thang điểm 10.

Phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số của mỗi điểm thành phần được quy định trong đề cương chi tiết của mỗi học phần.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

- Việc đánh giá được thực hiện thông qua một hội đồng chuyên môn gồm ít nhất 3 thành viên;

- Hình thức bảo vệ và đánh giá trực tuyến được sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và người học;

- Diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ.

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính và quy đổi điểm học phần

Điểm học phần được tính từ tổng các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng, được làm tròn tới một chữ số thập phân và xếp loại điểm chữ.

- Loại đạt có phân mức, áp dụng cho các học phần được tính vào điểm trung bình học tập, bao gồm:

- Với các môn không tính vào điểm trung bình, không phân mức, yêu cầu đạt P từ: 5,0 trở lên.

- Một số trường hợp đặc biệt sử dụng các điểm chữ xếp loại, không được tính vào điểm trung bình học tập:

I: Điểm chưa hoàn thiện do được phép hoãn thi, kiểm tra;

X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu;

R: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ.

2. Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, đối với các trường áp dụng quy đổi điểm trung bình của học sinh theo thang điểm 4, sinh viên sẽ xét điểm thành phần và điểm trung bình học phần theo thang điểm 10, sau đó xếp loại học phần bằng điểm chữ và quy đổi tương ứng ra điểm thang 4 để tính điểm trung bình học kỳ, cả năm.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 10 cũng quy định, với các cơ sở đào tạo đang đào tạo theo niên chế và sử dụng thang điểm 10 thì tính các điểm trung bình dựa trên điểm học phần theo thang điểm 10, không quy đổi các điểm chữ về thang điểm.

3. Cách xếp loại học lực đại học

Tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo đại học quy định, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

Ở đại học, sinh viên sẽ học theo hình thức tín chỉ, sẽ có những môn học 2 tín chỉ, nhưng cũng có những môn 3-4 tín chỉ. Số lượng tín chỉ càng nhiều, thì môn học đó sẽ càng chiếm trọng số cao khi tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học. Có thể đa số sinh viên đều đã nắm rõ cách tính điểm trung bình tích luỹ ngay từ năm nhất, vì đây là yếu tố quyết định đến xếp loại tốt nghiệp của các em. Còn nếu chưa rõ lắm, thì các em có thể tham khảo cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ trong bài viết này nhé!

Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Hiện nay sinh viên đang được theo học với hai phương thức khác nhau: phương thức học theo tín chỉ và phương thức học theo niên chế.

Phương thức học theo niên chế là học tập theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học sẽ được quy định trong số năm cụ thể nhất định.

Phương thức học theo tín chỉ là sinh viên sẽ học theo học kỳ trong một năm. Thông thường, một năm học của các trường đại học có thể chia ra thành 2-3 học kỳ, mỗi học kỳ tùy theo chương trình đào tạo của các ngành học nhất định, sinh viên sẽ được tự đăng ký số lượng tín chỉ phù hợp để học trong một học kỳ. Nếu sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho ngành mà mình đang theo học thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học và ra trường. Như vậy, nếu sinh viên đăng ký số lượng tín chỉ nhiều hơn trong một học kỳ và hoàn thành các tín chỉ thì hoàn toàn có thể ra trường sớm hơn dự định. Đó là lý do nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhanh hơn các bạn cùng lứa, bước vào thị trường lao động sớm hơn.

Tuy nhiên, theo ban hành chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng tín chỉ tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong một học kỳ được quy định: Số tín chỉ đăng ký học tối thiểu không ít hơn 14 tín chỉ, trừ học kỳ cuối khóa học. Số tín chỉ tối đa mà sinh viên có thể đăng ký không được vượt quá 25, riêng đối với học kỳ hè, sinh viên không được đăng ký vượt quá 12 tín chỉ.

Bên cạnh đó, tùy theo chương trình đào tạo của từng trường Đại học nhất định, cũng có một số yêu cầu về học lực đối với số lượng tối đa mà sinh viên có thể đăng ký. Đối với sinh viên có học lực bình thường, khá, trừ học kỳ cuối khóa học thì có thể đăng ký tối thiểu là 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Riêng đối với sinh viên được xếp hạng học lực yếu thì chỉ có thể đăng ký tối thiểu 10 tín, trừ học kỳ cuối khóa học. Ở học kỳ phụ của các trường Đại học thường không có quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên. Sinh viên có thể lựa chọn đăng ký hoặc không tùy theo nhu cầu và điểm số trong kỳ học vừa qua của mình để quyết định.

Quy định về điểm thi, bảo vệ khóa luận trực tuyến

Với hình thức đánh giá trực tuyến (thi trực tuyến), khi áp dụng phải đảm bảo trung thực, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần.

Riêng việc tổ chức bảo vệ và đánh giá đồ án, khóa luận được thực hiện trực tuyến với trọng số cao hơn khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

Sinh viên bỏ thi phải nhận điểm 0

Sinh viên vắng mặt trong buổi thi, đánh giá không có lý do chính đáng phải nhận điểm 0. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng được dự thi, đánh giá ở một đợt khác và được tính điểm lần đầu.

Cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ

Thật ra cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ rất dễ. Sau khi đã có được điểm trung bình và số tín chỉ của từng môn học, thì các em chỉ cần nhân nó với nhau, rồi cộng tổng lại, sau đó chia cho tổng số tín chỉ là được. Chẳng hạn như ví dụ sau:

Thì cách tính điểm trung bình tích luỹ sẽ là: (3.5*2 + 3.0*2 +2.5*3 + 3.0*3)/(2+2+3+3) = 2.95 – Vậy 2.95 là điểm trung bình tích luỹ cho 4 môn học này. Nếu số lượng môn học nhiều hơn thì cũng sẽ vẫn tính theo cách này như bình thường. Thông thường, nhà trường sẽ có bảng điểm online, tự động tính ra chính xác điểm trung bình tích luỹ cho sinh viên. Tuy nhiên, các em vẫn nên nắm được cách tính để có thể tự ước lượng điểm số, tự đưa ra mục tiêu điểm số để gia tăng cơ hội đạt xếp loại tốt nghiệp như mong muốn.

Tính điểm trung bình từng môn học

Trước khi đi vào cách tính điểm trung bình tích luỹ ở đại học theo tín chỉ, thì các em cần phải nắm được cách tính điểm trung bình từng môn học. Thông thường, điểm thành phần của các môn học ở đại học sẽ bao gồm điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Điểm quá trình thường chiếm từ 30% tới 50%, điểm thi cuối kỳ thường chiếm từ 50% tới 70% trong điểm trung bình môn học. Điểm thi cuối kỳ tất nhiên chính là điểm bài thi cuối kỳ của sinh viên. Còn điểm quá trình thì sẽ đa dạng hơn, nó có thể bao gồm điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm, điểm chuyên cần,…

Cách tính điểm trung bình môn học rất dễ, chẳng hạn như giữa kỳ 7 điểm, cuối kỳ 9 điểm, và môn học này chia điểm theo tỷ lệ 30% giữa kỳ, 70% cuối kỳ, thì sẽ tính như sau: 7*30% + 9*70% = 8.4 – Vậy thì 8.4 chính là điểm trung bình môn học đó. Còn nếu tỷ lệ 50% giữa kỳ, 50% cuối kỳ, thì sẽ là: 7*50% + 9*50% = 8.0 – Vậy thì 8.0 chính là điểm trung bình môn học.