Trung tâm Tài chính Thượng Hải (tiếng Trung: 上海环球金融中心, Hán-Việt: Thượng Hải Hoàn Cầu Kim Dung Trung tâm, tiếng Anh: Shanghai World Financial Center) là một tòa nhà chọc trời cao nhất ở Thượng Hải, Trung Quốc. Công việc xây dựng bắt đầu năm 1997 nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990 đã làm thay đổi thiết kế của tòa nhà. Tòa nhà cao 101 tầng này được công ty Kohn Pedersen Fox thiết kế, cao 492,3 m, 101 tầng, hoàn thành năm 2008. Đây là tòa tháp cao thứ 6 Trung Quốc và cao thứ 13 thế giới. Chi phí xây dựng là 850 triệu USD. Toà nhà có khẩu độ hình thang trên cao, trước kia là hình tròn khoảng 50 m, nhưng đã nhận biểu tình từ người dân và Thị trưởng Thượng Hải vì hình tròn giống cờ Nhật Bản.
Các trung tâm tài chính của Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam không có bất cứ trung tâm tài chính nào. Việc xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế mới chỉ là dự kiến. Nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính như sau:
Thứ nhất, yếu tố về năng lực cạnh tranh
– Đối với điều kiện về Môi trường kinh doanh bao gồm khung pháp lý và cơ chế; Những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh liệu có đáp ứng được sự minh bạch, độ tin cậy cao, chi phí kinh doanh thấp cần thiết của một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Yếu tố này chịu sự ảnh hưởng nhiều từ Trung ương trong khi quyền hạn và trách nhiệm của Chính quyền Thành phố còn nhiều giới hạn.
Việt Nam có nhiều trung tâm tài chính
Các cơ quan quản lý liên quan cần phải hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, quy định quá chặt chẽ có thể dẫn đến một môi trường kinh doanh an toàn, nhưng nó cũng gây hạn chế cho các doanh nhân. Do đó, một môi trường pháp lý thuận lợi mang tính chất địa phương để gia tăng sự thông thoáng trong kinh doanh cũng nên được đưa ra.
– Điều kiện kinh tế của Thành phố bao gồm việc ổn định chính trị, chính sách thuế và thị trường tài chính cũng là các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của Thành phố.
– Yếu tố thứ ba trong nghiên cứu của Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux (2015) phản ánh năng lực cạnh tranh của Thành phố bao gồm Vốn nhân lực, Vị trí địa lý và Hình ảnh của Thành phố đối với Quốc tế.
Hình ảnh của Thành phố đối với quốc tế cũng là một trong những mối quan tâm khảo sát và phải được quản lý tích cực cả trong và ngoài nước. Để thực hiện được dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi một chiến lược xây dựng hình ảnh cụ thể, phạm vi của dự án cần công khai, cùng với thông tin về thị trường tài chính, môi trường pháp lý, thuế trong thành phố.
Thứ hai, yếu tố về cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh tầm quan trọng của các yếu tố thuộc về năng lực cạnh tranh liên quan đến thể chế, chính sách, sự đa dạng của thị trường tài chính thì các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ và viễn thông là đặc biệt quan trọng để xem xét khi Thành phố muốn triển khai được dự án Trung Tâm Tài Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong thời đại phát triển của công nghệ, gắn với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. 0.
– Qua nghiên cứu thực nghiệm ở Istanbul, chiều đầu tiên liên quan đến Cơ sở hạ tầng là Dịch vụ công cộng và Môi trường xã hội: bao gồm Giáo dục, Y tế, An ninh và Tiện Nghi đô thị.
– Chiều thứ hai trong yếu tố về cơ sở hạ tầng có thể được hiểu là “Tài nguyên cho mạng lưới kinh doanh”, chịu ảnh hưởng bởi Giao thông đô thị, Hàng không, Không gian văn phòng, Chỗ ở và quan trọng nhất hiện nay là Hệ thống viễn thông và cơ sở hạ tầng công nghệ.
Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quyết định hình thành trung tâm tài chính
Thứ ba, yếu tố về tài chính,công nghệ.
Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng “Thành phố cần tận dụng xu thế mới, tận dụng trào lưu cũng như là những đột phá trong công nghệ để biến Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế. Trong đó, một trong những lĩnh vực mà thành phố cần có sự đột phá là lĩnh vực tài chính công nghệ (Fintech), kết hợp công nghệ và tài chính mà Việt Nam vốn có nhiều lợi thế để thực hiện.
Trung tâm tài chính đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tìm hiểu thêm về tổ chức này để hiểu rõ về các thành phần kinh tế, đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!
Khái niệm “thủ đô tài chính thế giới” không còn xa lạ với chúng ta, nhưng điều kiện để đạt được danh hiệu này là gì? Những bạn quan tâm hoặc có ý định du học ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế… có đoán được chính xác 10 thủ đô tài chính của thế giới hiện giờ không nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Thủ đô tài chính thế giới, hay còn gọi là trung tâm tài chính toàn cầu là nơi tập trung nhiều những nhà cung cấp các dịch vụ tài chính quốc gia và quốc tế quan trọng, như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, các quỹ đầu tư,…Có 2 chỉ số cơ bản để đánh giá xếp hạng thủ đô tài chính của thế giới, đó là Global Financial Centres Index – GFCI(của Anh) và International Financial Centres Development Index- IFCDI (của Mỹ và Trung Quốc). Theo đó, GFCI xuất hiện trước IFCDI và đã là thước đo năng lực cạnh tranh của các thủ đô tài chính thế giới từ năm 2007. GFCI được tính toán dựa trên đánh giá của 29,000 trung tâm tài chính lớn trên toàn cầu, cộng với 100 chỉ số từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế Giới World Bank, OECD, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU.
Báo cáo của GFCI được thực hiện vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm. Theo GFCI tháng 03.2016, 10 thủ đô tài chính hàng đầu thế giới hiện là các thành phố sau:
“Mặt trời không bao giờ lặn ở Anh”. Từ thế kỷ 19, khi Mỹ vẫn còn chìm đắm trong nội chiến thì Anh đã là cường quốc số một hành tinh với các vùng thuộc địa khắp nơi trên địa cầu từ Á sang Âu. London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới từ thế kỷ 19 và duy trì vị thế này đến tận thế kỷ 21, duy trì thặng dư thương mại lớn nhất trong tất cả các trung tâm tài chính của thể giới. Đây là trung tâm lớn nhất toàn cầu về thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, thị trường tín dụng. London thừa hưởng vị trí địa chính trị thuận lợi giữa châu Á và khu vực Bắc Mỹ, lại nằm ngay trung tâm của châu Âu.
Du học ngành tài chính tại Anh, đây là các trường đào tạo tốt nhất : ĐH Oxford, ĐH Cambridge, Trường Kinh Doanh London, Trường Khoa học Chính Trị và Kinh Tế London(LSE), ĐH Bristol, ĐH Queen’s, Đại học Leeds, Đại học Bath, ĐH Strathclyde.
Từ thế kỷ 20, New York nổi lên là trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới mà đại diện là Wall Street, nhiều lần xoắn ngôi vị dẫn đầu của London trong bảng xếp hạng các thủ đô tài chính lớn nhất thế giới theo chỉ số GFCI. Hiện New York đứng vị trí số một về chỉ số phát triển trung tâm tài chính toàn cầu IFCDI. Nhiều thập kỷ qua, sự nổi lên của phong trào toàn cầu hóa và thế giới đa cực đã thách thức vị trí dẫn đầu của New York, nhưng nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng New York có đủ bằng chứng để giữ vị trí số 1 trong các trung tâm tài chính, đặc biệt ở môi trường kinh doanh thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển. New York là trung tâm thương mại lớn nhất về thị trường tài chính công nợ, thị trường chứng khoán công, thị trường chứng khoán tư, dẫn đầu về quản lý quỹ đầu tư, khối lượng tiền tệ sáp nhập và mua lại lớn nhất thế giới. NYSE và NASDAQ của New York là 2 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.
Du học ngành tài chính tại Mỹ, các ngôi trường sau đây là niềm khát khao lớn lao của hàng triệu sinh viên trên toàn cầu: ĐH Havard, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Chicago, Đại học Pennsylavania, Đại học New York.
Thủ đô Washington (GFCI 712) – Mỹ
Washington là trung tâm chính trị ngoại giao văn hóa, nhưng kinh tế không kém phần sôi nổi. Đây là nơi đặt trụ sở của gần 200 đại sự quán nước ngoài tại Mỹ và các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (Organization of American States), Ngân hàng phát triển liên Mỹ (Inter-American Development Bank). Washington phát triển nhiều ngành công nghiệp ở các lĩnh vực tài chính, giáo dục, chính sách công và nghiên cứu khoa học.
San Francisco là trung tâm tài chính ở khu vực phía Tây Bắc Mỹ từ thế kỷ 20. Nền kinh tế dịch vụ của San Francisco đa dạng, chủ yếu ở lĩnh vực tài chính, du lịch và công nghệ cao. Montgomery Street được mệnh danh là “Wall Street ở phía Tây”. Sanfrancisco tập trung nhiều tập đoàn tài chính lớn, ngân hàng đa quốc gia, các công ty tài chính đầu tư mạo hiểm, các công ty của Fortune 500.
Boston được đánh giá là Top 30 thành phố có quyền lực kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới. Kinh tế Boston chủ yếu dựa trên các hoạt động tài chính, dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các hoạt động chính phủ. Nền công nghiệp tài chính của Boston đặc biệt phát triển rất mạnh các quỹ tương hỗ và bảo hiểm. Nơi đây cũng tập trung nhiều đại học vô cùng xuất sắc như ĐH Harvard, Viện công nghệ Massachusetts, ĐH Boston, ĐH Brandeis, khiến Boston trở thành thành phố dẫn đầu thế giới về các phát minh sáng chế và những doanh nhân tài ba.
Là thành phố lớn và danh tiếng nhất Canada, Toronto tập trung những tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty bảo hiểm lớn của Bắc Mỹ và thế giới. Đây cũng là một trong những trung tâm tài chính phát triển mạnh mẽ nhất sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 2000. Nền công nghiệp tài chính Toronto chủ yếu tập trung ở Bay Street. Thị trường chứng khoán Toronto (Toronto Stock Exchange) là thị trường chứng khoán lớn thứ 7 thế giới, xét về vốn thị trường. Ngoài tài chính thì Toronto rất phát triển truyền thông, viễn thông, xuất bản, công nghệ thông tin và công nghiệp sản xuất phim.
Du học ngành tài chính tại Toronto của Canada, bạn có thể đầu quân vào các trường danh tiếng về kinh tế, tài chính như Đại học Toronto, Đại học Western Ontario. Đầu vào các trường này rất cao. Sinh viên Việt Nam có thể học 2 năm cao đẳng tại các trường như Cao đẳng Seneca, Cao đẳng Humber và tìm cơ hội chuyển tiếp vào đại học.
Điểm lại Bảng xếp hạng 10 thủ đô tài chính lớn nhất thế giới theo GFCI, Mỹ vẫn chiếm đa số với 4/10 vị trí. Nền tài chính Mỹ không phát triển tiên phong nhưng có tốc độ thần kỳ và lợi thế cạnh tranh cao khó ai bì kịp. Ngoài 10 thành phố vừa kể trên, các thành phố sau đây cũng là thủ đô tài chính của thế giới, có vai trò quan trọng đến các hoạt động tài chính, giao thương toàn cầu. Đó là: Paris (Pháp), Stockholm (Thụy Điển), Amsterdam (Hà Lan), Dubai, Frankfurt (Đức), Madrid (Tây Ban Nha), Milan (Ý), Shanghai (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc).
Từ một nước nghèo ở "thế giới thứ ba", Singapore mất 30 năm để trở thành một trung tâm tài chính hàng đầu và giữ phong độ đến ngày nay.
"Này ông Van Oenen, chúng tôi muốn Singapore thành trung tâm tài chính của Đông Nam Á trong 10 năm nữa", TS. Albert Winsemius, Cố vấn kinh tế của Chính phủ Singapore nói khi gọi điện cho người bạn đang là Phó giám đốc chi nhánh của một ngân hàng Mỹ tại Singapore.
Nhưng Van Oenen, người lúc này đang ở Anh, trả lời: "Được đấy, anh hãy đến London đi. Các anh có thể phát triển nó trong 5 năm". Đó là năm 1968.
Khi đến London, TS. Winsemius được Van Oenen đưa đến trước một quả địa cầu lớn đặt trong phòng họp ban giám đốc.
Chỉ tay lên đó, Van Oenen từ từ giải thích. Thế giới tài chính bắt đầu ở Zurich. Các ngân hàng Zurich mở cửa lúc 9 giờ sáng, sau đó là Frankfurt, rồi đến London. Buổi chiều Zurich đóng cửa, kế đến là Frankfurt, rồi lại đến London. Trong lúc ấy New York mở cửa. Vì thế, London chuyển giao dịch tài chính cho New York. Buổi chiều, New York đóng cửa và họ chuyển giao dịch sang San Francisco. Nhưng khi San Francisco đóng cửa thì thế giới chìm trong màn đêm.
"Không có gì xảy ra mãi cho đến 9 giờ sáng hôm sau (giờ Thụy Sĩ), đó là lúc các ngân hàng Thụy Sĩ mở cửa. Nếu đặt Singapore vào giữa, trước lúc San Francisco đóng cửa thì Singapore sẽ nắm quyền kiểm soát", ông Van Oenen gợi ý.
TS. Albert Winsemius (đeo kính bên trái) và ông Lý Quang Diệu tại Trung Quốc năm 1980. Ảnh: Business Times
Cuộc trò chuyện này cũng được kể lại trong cuốn hồi ký của ông Lý Quang Diệu. Khi được TS. Albert Winsemius chia sẻ ý tưởng này, ông đang là Thủ tướng đương nhiệm Singapore và nhận ra mình phải làm gì.
"Không giống Hong Kong, Singapore không thể dựa trên danh tiếng của thành phố London là một trung tâm tài chính có lịch sử ngân hàng lâu đời, cũng như không thể dựa vào sự giúp đỡ của Ngân hàng Anh vốn tiêu biểu cho sự dày dạn kinh nghiệm, độ tin cậy và uy tín về mặt tài chính. Năm 1968, Singapore là một nước thuộc Thế giới thứ Ba", ông Lý Quang Diệu viết trong hồi ký.
Điểm chú ý là chính phủ Singapore ngay từ đầu đã coi ngành dịch vụ tài chính không chỉ đơn giản là một phương tiện hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác, mà là một trụ cột tăng trưởng. Để làm việc này, ông Lý Quang Diệu sử dụng cách tiếp cận "nhà nước kiến tạo phát triển" (developmental state). Theo đó, nhà nước xác định các ngành then chốt có thể đóng góp vào GDP và ban hành các chính sách phù hợp hỗ trợ nó.
Ngay trong năm 1968, Singapore quyết định thành lập Thị trường Đôla châu Á (Asian Dollar Market - ADM). Cùng với Đơn vị tiền tệ châu Á (Asian Currency Unit - ACU) được thành lập song song, ADM đã cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính của Singapore. Để ADM và ACU phát triển, ông Diệu tung ra các biện pháp khuyến khích và ưu đãi về thuế.
Ban đầu, ADM chủ yếu là thị trường liên ngân hàng ở Singapore, có khả năng nắm giữ các quỹ ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài rồi cho các ngân hàng trong khu vực vay và ngược lại. Sau đó, nó mua bán ngoại hối và những phát sinh tài chính bằng ngoại tệ gọi là trái khoản, đảm trách công việc cho vay, phát hành trái phiếu và quản lý vốn. ADM phát triển đến mức vượt hơn 500 tỷ USD, xấp xỉ gấp ba lần quy mô thị trường ngân hàng nội địa vào năm 1997.
Khi ngành dịch vụ tài chính của Singapore ngày càng phát triển phức tạp và quốc tế hóa với sự gia tăng của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, nhu cầu về cách tiếp cận hợp nhất hơn để quản lý và điều tiết ngành trở nên cấp thiết. Vì vậy Cơ quan tiền tệ Singapore ra đời năm 1971. Cơ quan này đóng hai vai trò là ngân hàng trung ương và quản lý tài chính.
Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SES) sau đó được thành lập vào năm 1973. SES tiếp tục được hợp nhất với Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore để tạo thành Sở giao dịch Singapore (SGX), nhằm đáp ứng sự đa dạng ngày càng tăng của thị trường vốn Singapore.
Việc hình thành MAS và SGX là một phản ứng thể chế với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Singapore trong thời kỳ này. Cùng với đó, đảo quốc còn lập ra một số cơ quan liên quan đến tài chính khác, đưa nước này trải qua một thời kỳ quốc tế hóa và đa dạng hóa hơn nữa trong những năm 1980 và 1990.
Một yếu tố rõ ràng khác trong sự trỗi dậy của Singapore là khả năng của ông Lý Quang Diệu trong việc tận dụng lợi thế của những biến động tài chính toàn cầu. Điều này bắt đầu vào năm 1971 khi Mỹ tách đồng USD khỏi vàng. Ông đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đẩy mạnh hơn nữa việc Singapore thành trung tâm ngoại hối khu vực, tốn có nền tảng từ ADM và ACU.
"Trong những năm từ 1968 đến 1985, chúng tôi hầu như một mình một chợ trong khu vực, thu hút các cơ quan tài chính quốc tế bằng cách hủy bỏ thuế lợi tức đánh vào thu nhập lãi vay của khách gửi tiền không lưu trú. Mọi khoản tiền gửi bằng đồng đôla châu Á được miễn yêu cầu thanh toán và dự trữ pháp định", ông kể lại trong hồi ký.
"Trung tâm tài chính của chúng tôi đặt nền tảng trên luật lệ, với bộ máy tư pháp độc lập cùng một chính quyền ổn định, có năng lực và trong sạch, một chính quyền theo đuổi những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, ngân sách hầu như bội thu hằng năm. Điều này đưa đến kết quả là đồng đôla Singapore mạnh và ổn định, cùng với tỷ giá hối đoái hợp lý đã ngăn chặn tình trạng lạm phát từ ngoài lan vào", hồi ký của ông Lý Quang Diệu viết.
Bằng những điều luật khắt khe và sự giám sát chặt chẽ, MAS đã giúp Singapore phát triển thành một trung tâm tài chính, tránh được hàng loạt vụ bê bối tài chính trong nhiều thập niên trên thế giới. Và để đáp lại sự cạnh tranh từ các ngân hàng quốc tế, MAS khuyến khích bốn ngân hàng địa phương lớn nhất – được biết như là "Big Four" – mua và sáp nhập với những ngân hàng địa phương nhỏ để trở nên lớn mạnh hơn. "Big Four" được Moody’s, xếp vào hàng những ngân hàng được đầu tư mạnh và tốt nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, thời gian đó trung tâm tài chính của Singapore được đánh giá là bị kiểm soát quá mức so với trung tâm tài chính của Hong Kong. Ông Lý Quang Diệu lắng nghe nhưng không can thiệp vào bởi lẽ ông tin rằng họ cần có nhiều thời gian hơn để thiết lập vị trí và uy tín.
"Họ quên rằng lá cờ Anh và Ngân hàng Anh hậu thuẫn cho Hong Kong. Còn Singapore, không có được lưới bảo hiểm đó, nên không thể gượng dậy từ cùng một thất bại đầy kịch tính một cách dễ dàng tương tự. Singapore trước hết phải tự thiết lập danh tiếng của bản thân", ông nói.
Một góc khu vực các tòa nhà văn phòng tài chính ở Vịnh Marina, Singapore. Ảnh: Pixabay
Cùng với việc phát triển hạ tầng "mềm", Singapore cũng liên tục đầu tư phát triển hạ tầng cứng trong nhiều thập niên nhằm đáp ứng nhu cầu không gian của hàng nghìn tổ chức tài chính quy tụ về. Cuối những năm 1970, đề án xây dựng khu vực vịnh Marina rộng 360 ha ra đời để thay thế vai trò đã quá tải của Khu Thương mại Trung tâm (CBD) hiện hữu.
Cơ quan Tái phát triển Đô thị (URA), đặt tầm nhìn về Vịnh Marina là "một nơi phát triển 24/7, thịnh vượng và tràn đầy năng lượng, nơi mọi người sống, làm việc và vui chơi". Khu vực này ngay lập tức được khai hoang, cải tạo qua 7 giai đoạn, kéo dài đến năm 1993 thì cơ bản hoàn thành, tạo lập diện mạo của Vịnh Marina ngày nay với hàng loạt cao ốc văn phòng của các tổ chức tài chính quốc tế.
Đến những năm 1990, các khu thương mại mới, trung tâm bán lẻ, không gian hội nghị, khách sạn và một trung tâm nghệ thuật lớn mới bắt đầu mọc lên tại Marina Centre. "Kế hoạch cho Marina Bay là kịp thời khi nhiều năm phát triển ở khu thương mại trung tâm (CBD) đã không còn nhiều dư địa để tăng trưởng hơn nữa", Trường chính sách công Lý Quang Diệu nhận xét.
Nhờ có khu Marina, Singapore kịp thời đáp ứng được sự thay đổi trong gành tài chính toàn cầu vào cuối những năm 1990. Khi ấy, các tổ chức lớn hơn yêu cầu các tấm sàn lớn hơn có không gian tiếp giáp và không có cột phải từ 1.400 m2 trở lên để đáp ứng các hoạt động của họ mà không bị dàn trải nhiều tầng.
Ngoài ra, do là một khu trung tâm đa tiện tích, những người làm việc trong lĩnh vực tài chính cũng đánh giá cao sự phát triển tích hợp có thể kết hợp văn phòng với các lựa chọn về lối sống và nhà ở chất lượng cao ở Vịnh Marina.
Đến 2014, Singapore là trung tâm ngoại hối lớn thứ tư trên thế giới và có khả năng cấp vốn bằng USD rất cao. Ngoài hàng trăm tập đoàn đa quốc gia sử dụng Singapore làm trụ sở khu vực, nơi đây còn có khoảng 4.000 công ty Trung Quốc chọn làm bệ phóng khi thâm nhập Đông Nam Á.
Vào những năm 90, Singapore thực sự trở thành một trong những trung tâm tài chính tầm cỡ thế giới với thị trường ngoại hối đứng hàng thứ tư sau London, New York và chỉ đứng sau Tokyo một chút. Nhưng đến đầu năm 1997, nhận thấy MAS bị trì trệ, ông Lý Quang Diệu đã vận động đưa ông Lý Hiển Long làm Chủ tịch MAS từ 1998.
Ngay khi tham gia, ông Long tiến hành từng bước để đẩy mạnh ngành quản lý tài sản và chỉnh sửa các điều luật quốc tế hóa đồng đôla Singapore, để đẩy mạnh mức tăng trưởng thị trường vốn. MAS khuyến khích SES (Sở Giao dịch Chứng khoán) và SIMEX (thị trường mua bán kỳ hạn) sáp nhập, thả nổi mức hoa hồng và quyền tiếp cận các sở giao dịch này.
MAS cũng tự do hóa việc thâm nhập vào khu vực ngân hàng nội địa bằng cách cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài mở thêm chi nhánh và các ATM. Nó tháo bỏ các hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài về các cổ phần ngân hàng nội địa, trong khi yêu cầu các ngân hàng thành lập các ủy ban trong hội đồng quản trị, rập khuôn những cách tổ chức tương tự ở nhiều ngân hàng Mỹ.
"Chúng ta phải cố gắng hết sức để tạo ra sự khác biệt cho chính mình, như cung cấp chính trị và kinh tế ổn định, pháp quyền, cơ sở hạ tầng hiệu quả và lực lượng chuyên gia có tay nghề cao. Đây là những điểm đặc biệt, có lợi cho các hoạt động như quản lý tài sản. Chúng ta cần tìm ra những cách mới để tiếp thị chúng và mang lại hiệu quả kinh doanh", ông Lý Hiển Long nói vào tháng 10/2002, khi đang là Phó thủ tướng Singapore kiêm Chủ tịch MAS.
Theo hãng tư vấn Viettonkin Consulting, có 3 yếu tố then chốt đến Singapore trở thành một trung tâm tài chính.
Đầu tiên là chính sách, với quy định và sự giám sát chặt chẽ đã mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Điều này giúp Singapore ổn định tài chính, ngay cả trong tài chính toàn cầu 2007-2008.
Sự hỗ trợ từ chính phủ được cho là rất dồi dào, với các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút nhiều người chơi hơn vào lĩnh vực tài chính và khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực này. Ví dụ gần đây, để giúp giảm bớt tác động tiêu cực từ Covid-19 đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm, MAS đã công bố gói hỗ trợ 125 triệu USD cho các công ty trong lĩnh vực này.
Thứ hai, Singapore có một lượng lớn các chuyên gia tài chính. Để đảm bảo nguồn lao động có kỹ năng, Viện Ngân hàng và Tài chính Singapore (IBF) và Lực lượng Lao động Singapore (WSG) đã tham gia đào tạo cho các chuyên gia những bộ kỹ năng cần thiết giúp họ phát triển trong ngành.
Thứ ba là cơ sở hạ tầng kinh doanh. Các chi phí như tiền lương và thuê nhà ở đây đã tăng đều đặn. Tuy nhiên, giá thuê văn phòng tại Singapore vẫn thấp hơn so với các trung tâm tài chính đối thủ hàng đầu như London, New York, Hong Kong và Tokyo.
Trong khi nói về cơ sở hạ tầng, Singapore có một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến. Họ đứng hàng đầu thế giới về cơ sở hạ tầng giao thông, cũng là một trung tâm hàng không nổi tiếng và trung tâm cảng sầm uất.
"Chúng tôi phải mất 30 năm kể từ lúc mở thị trường đồng đôla châu Á đầu tiên vào năm 1968 để thiết lập uy tín là một trung tâm tài chính quốc tế được quản lý một cách đúng đắn", ông Lý Quang Diệu viết trong hồi ký.
Ngày nay, vị thế trung tâm tài chính mà vị cố thủ tướng này tạo lập vẫn liên tục được củng cố. Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Centres Index) cập nhật đến tháng 9/2021 xếp Singapore là trung tâm tài chính ảnh hưởng lớn thứ tư thế giới, sau New York, London, và Hong Kong. So với lần xếp hạng liền trước vào tháng 3/2021, thứ hạng của Singapre tiếp tục tăng lên một bậc.
Bảng xếp hạng này do Z/Yen Group(Anh) và China Development Institute (Trung Quốc) thực hiện mỗi 6 tháng. Việt Nam chưa có thành phố nào có trong danh sách. Tại Đông Nam Á, cùng với Singapore còn có Kuala Lumpur (hạng 48) và Bangkok (hạng 58).
Nhìn lại quá trình này, Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, đúc kết rằng sự phát triển của Singapore với tư cách là một trung tâm tài chính toàn cầu được thực hiện theo cách tiếp cận có hệ thống, với việc chính phủ đang thực hiện các bước chính sách tích cực nhằm thiết lập ngành dịch vụ tài chính ở đảo quốc.
* Bài viết có sử dụng tư liệu của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Hồi ký "Lý Quang Diệu: Bí quyết hóa rồng"
(Tapchitaichinh.vn) Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Tài chính, GS.TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch hội đồng khoa học và đào tạo Trường, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, việc triển khai kịp thời các gói hỗ trợ kích thích kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn là việc làm rất cần thiết để kinh tế Việt Nam bắt nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới. Kết quả khả quan của chính sách tài khóa, trong đó, có các chính sách miễn, giảm thuế, phí trong thời gian qua đối với người dân và doanh nghiệp là khá rõ ràng.
GS.,TS. Trần Thọ Đạt - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
PV: Trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thuế, phí được nhiều chuyên kinh tế đánh giá là đã kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ổn định, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào, thưa ông?
GS.TS. Trần Thọ Đạt: Người dân và doanh nghiệp đã bị tác động rất lớn bởi đại dịch trong hơn 2 năm qua. Thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid-19 là rất nghiêm trọng, tuy không dẫn đến tăng trưởng âm, nhưng lại kéo dài hơn, tạo đáy chữ U chứ không phải chữ V như nhiều nước. Do vậy, việc triển khai kịp thời gói hỗ trợ, kích thích kinh tế nhanh hơn và hiệu quả hơn là cần thiết để nền kinh tế thoát đáy, bắt nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới và kết quả của những chính sách hỗ trợ này trong thời gian qua với người dân và doanh nghiệp là khá rõ ràng.
Các chính sách miễn giảm thuế, phí đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn sụt giảm thu nhập. Trong bối cảnh khó khăn về đà hồi phục của kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang được coi là một điểm sáng, một sự phục hồi khá kiên cường trước các tác động của “cơn gió ngược” khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao trong quý II/2022, GDP tăng trưởng 7,72%, là mức tăng cao nhất của quý II so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay.
Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP cả nước tăng 6,42% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu “tăng tốc” 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%, kết quả là cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 710 triệu USD, hoạt động thương mại và dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chịu rất nhiều áp lực từ giá hàng hóa thế giới tăng cao, CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021, bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là nỗ lực rất lớn của các cơ quan điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ trong bối cảnh giá xăng dầu trong nước tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào nguyên, nhiên, vật liệu từ bên ngoài với giá cả tăng cao, các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực đối mặt với lạm phát phi mã, việc kiểm soát lạm phát cho đến hiện nay của nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa rất lớn trong việc ổn định kinh tế vĩ mô.
PV: Chính sách tài khóa thể hiện vai trò tiên phong trong viêc đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Theo ông, những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc đề xuất các cấp thẩm quyền kịp thời ban hành các chính sách tài khóa thời gian qua đã đem lại kết quả thế nào?
GS.TS. Trần Thọ Đạt: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ sau 19 ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Chương trình và Nghị quyết này có các nhóm giải pháp với những nhiệm vụ khá cụ thể và huy động, phân bổ nguồn lực chi tiết. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế từ đại dịch chủ yếu tác động đến phía cung, chính sách tài khóa đã được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất, việc thực thi chính sách tài khoá nghịch chu kỳ trong giai đoạn 2022 - 2023 được đồng thuận, mở rộng chi tiêu, chấp nhận bội chi cao, ưu tiên cho tăng trưởng là một lựa chọn chính sách đúng.
Với sự nỗ lực của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính, việc chi tiết thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế đã sớm được xác định. Theo báo cáo của Chính phủ, trong số hơn 300 nghìn tỷ đồng hỗ trợ, 64 nghìn tỷ đồng là tiền miễn giảm thuế. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc giảm thuế giá trị gia tăng từ tháng 2/2022 từ mức 10% xuống còn 8%. Ngoài ra, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã xây dựng 2 nghị định vào tháng 5 về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô và giảm một số sắc thuế.
Trong thời gian qua, chi phí do giá nguyên vật liệu đầu vào gia tăng đã tạo ra gánh nặng rất lớn với các doanh nghiệp vốn đã kiệt sức do dịch bệnh kéo dài. Do vậy, việc ban hành và thực thi các chính sách nhằm bình ổn giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa là hết sức cần thiết.
Bộ Tài chính đã nỗ lực thực hiện quan điểm hỗ trợ tài khóa không nhất thiết là tăng chi hỗ trợ, mà việc ưu tiên giảm chi phí như giảm thuế, phí (giảm thuế giá trị gia tăng, giảm các loại thuế, phí đối với xăng, dầu,…) đã được thực hiện nhanh, mạnh và quyết liệt hơn. Chính sách miễn giảm thuế, phí đã góp phần gia tăng phần nào thu nhập của người dân, việc tăng tiêu dùng từ người dân sẽ có tác động tức thì “theo số nhân chi tiêu”, qua đó giải tỏa hàng hóa cho doanh nghiệp trong bối cảnh sức mua đang khá yếu hiện nay.
PV: Để vừa cân đối tài khóa, hỗ trợ người dân doanh nghiệp vượt qua khó khăn, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính cần lưu ý vấn đề gì thưa ông?
GS.TS. Trần Thọ Đạt: Trong bối cảnh nguồn thu bị giới hạn bởi tình hình kinh tế khó khăn và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu chi có xu hướng tăng lên, tôi cho rằng, việc đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước là một thách thức lớn.
Trong năm 2022 và cả năm 2023, thực hiện Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ tiếp tục một loạt các chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ nền kinh tế, hướng đến ba nội dung chính: Hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ an sinh xã hội và tăng cường đầu tư công.
Thu ngân sách năm 2021 đạt dự toán, nhưng giảm khoảng 9% so với năm 2020. Cấu trúc thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế cho thấy, nguồn thu đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước và thuế trên hàng hóa xuất nhập khẩu đang là các nguồn chính và cơ cấu thu ngân sách theo nguồn phát sinh của năm 2020 và 2021 không có nhiều sự biến động. Cơ cấu thu ngân sách tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của các khoản thu từ nội địa là cao nhất, tiếp theo là tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu từ dầu thô ngày càng giảm. Với xu hướng này, nếu nền kinh tế phục hồi chậm thì thu ngân sách bị ảnh hưởng nhiều.
Trên phương diện chi ngân sách, năm 2021, quy mô chi ngân sách giảm khoảng 4% so với năm 2020 và thậm chí còn thấp hơn mức chi của năm 2019. Trong bối cảnh chi đối phó đại dịch Covid-19 của năm 2021 tăng gấp 3 lần so với năm trước, đây là kết quả của nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, cắt giảm khoản chi cho cải cách tiền lương thông qua nhiều biện pháp như hạn chế bộ máy hành chính, tạm dừng việc tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, cắt giảm nhiều nhiệm vụ chi không cần thiết...
Tình hình thâm hụt ngân sách kéo dài nhiều năm, tỷ lệ nợ công/GDP tăng cao là những ràng buộc khiến cho dư địa chính sách tài khóa khá hạn hẹp. Bài toán duy trì và tăng “nguồn” thu ngân sách cần tìm đến những biến số, các yếu tố chắc chắn như cơ cấu lại ngân sách, các yếu tố bổ sung ngân sách từ nguồn chủ động không phải vay, rồi mới đến các yếu tố vay nợ...
Theo đó, khoản chi thường xuyên hiện đang chiếm tỷ trọng hơn 60% ngân sách cần được rà soát lại, tiếp tục cắt giảm các khoản không cần thiết như đi lại hội họp, công tác nước ngoài… Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả vốn giải ngân đầu tư công.
Cần tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công thông qua tháo gỡ các nút thắt thể chế và tạo cơ chế đặc thủ để tập trung vào các dự án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, có tính kết nối và lan tỏa cao, liên kết vùng... như các dự án giao thông, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, viễn thông, chuyển đổi số... Đi kèm với thúc đẩy đầu tư công, cũng cần xây dựng cơ chế đặc biệt để giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo việc giải ngân nhanh chóng nhưng phải có hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công, cải cách quản lý dự án đấu thầu mua sắm, mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ thiết yếu cơ sở hạ tầng. Trong quá trình cải tiến chi ngân sách, cần hướng đến xu hướng cấu trúc thay đổi của nền kinh tế hậu đại dịch thông qua các gói kích thích số, đầu tư vào công nghệ số và cơ sở hạ tầng đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ nền kinh tế, tăng tốc đổi mới và số hóa nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để xem xét, cân nhắc lại một số sắc thuế nhằm khuyến khích chuyển đổi số, sản xuất thông minh, phát triển năng lượng xanh - sạch, nông nghiệp sinh thái.
Một nguồn quan trọng khác có thể huy động được mà vẫn thường xuyên được coi là “chậm tiến độ” chính là thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Tiến trình cổ phần hóa, tốc độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang rất chậm, thường xuyên không đạt kế hoạch đề ra. Nghịch lý đang diễn ra là trong khi nền kinh tế, các doanh nghiệp đang khát vốn thì một lượng vốn lớn và tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước đang được sử dụng chưa hiệu quả.
Tiếp đến, một kênh huy động nguồn đang khá thuận lợi hiện nay là vay từ các tổ chức và định chế tài chính quốc tế. Mặc dù Việt Nam đã “tốt nghiệp” ODA khi bước vào một giai đoạn phát triển mới với tư cách là nước có mức thu nhập trung bình, những nguồn tài chính chính thức khác lại gia tăng và vẫn khá ưu đãi. Cuối cùng, mới nên tính đến phương án phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ Chương trình hỗ trợ.
Thành phố New York của Mỹ tiếp tục là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới kể từ khi vượt London vào tháng 9/2018 - theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI).
Thành phố New York của Mỹ vẫn là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới (trong khi London bám sát, đứng vị trí thứ hai) và giành được một số vị thế, nhưng cũng phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn từ Singapore và Hong Kong, Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) cho biết.
New York tiếp tục ở vị trí dẫn đầu kể từ khi vượt London vào tháng 9/2018, đang "sở hữu" 763 điểm trong khuôn khổ cuộc khảo sát 147 yếu tố với 121 trung tâm do các bên thứ ba đưa ra, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên hợp quốc.
London đã thu hẹp khoảng cách với New York một chút, đạt 744 điểm, điều này có thể khiến các nhà đầu tư bớt lo lắng về khả năng cạnh tranh thời hậu Brexit sau khi các công ty nổi tiếng như nhà thiết kế chip Arm Holdings của Anh quyết định niêm yết ở New York.
[Thủ đô nước Anh mất vị trí 'độc tôn' trung tâm tài chính toàn cầu]
Tuy nhiên, Singapore hiện chỉ kém London 2 điểm với 742 điểm, và cũng chỉ hơn Hong Kong một điểm, dẫn ở vị trí thứ tư, báo hiệu một cuộc cạnh tranh gay gắt để giành vị trí thứ hai.
Chỉ số này được tổng hợp sáu tháng một lần bởi tổ chức tư vấn Z/Yen có trụ sở tại London và Viện Phát triển Trung Quốc.
Cuộc khảo sát cũng cho biết các trung tâm của Mỹ hoạt động tốt, với 5 trung tâm của Mỹ trong Top 10, phản ánh sức mạnh của nền kinh tế Mỹ./.